36. Tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc

Posted on

Các chính sách khen thưởng và khuyến khích các tập thể có thành tích trong lao động sản xuất luôn được Nhà nước coi trọng. Vậy nên pháp luật về khen thưởng có các quy định khá chi tiết về vấn đề tặng danh hiệu lao động tập thể xuất sắc. Nội dung cụ thể sẽ được Dữ Liệu Pháp Lý phân tích thông qua các quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng 2003 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2013Nghị định 91/2017/NĐ-CP.

1. Điều kiện xét tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc

Theo khoản 1 điều 27 Luật thi đua, khen thưởng 2003 quy định thì:

Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” được xét tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:

+ Sáng tạo, vượt khó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước;

+ Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;

+ Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất 70% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;

+ Có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;

+ Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 điều này thì: Tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đạt các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều này100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất 70% cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” thì được xét tặng danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”.

2. Thẩm quyền trao tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc

Theo quy định ở khoản 1 Điều 79 Luật Thi đua, Khen thưởng 2003 được sửa đổi bởi khoản 45 Điều 1 Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2013 thì: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Trưởng các Ban của Đảng và tương đương ở trung ương, Tổng Kiểm toán nhà nước, lãnh đạo cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tặng bằng khen, cờ thi đua, danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”.

Thẩm quyền công nhận danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” trong Quân đội nhân dân do Chính phủ quy định.

Cụ thể tại khoản 1 Điều 43 Nghị định 91/2017/NĐ-CP quy định thì: Thủ trưởng cấp quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng quyết định tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”.

3. Hồ sơ xét tặng danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”

Được quy định tại khoản 1 Điều 84 Luật Thi đua, Khen thưởng 2003 được sửa đổi bởi khoản 48 Điều 1 Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2013  như sau:

– Hồ sơ xét danh hiệu thi đua gồm:

+ Văn bản đề nghị phong tặng danh hiệu thi đua;

+ Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể;

+ Biên bản bình xét thi đua;

+ Chứng nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với sáng kiến, đề tài trong trường hợp đề nghị danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.

4. Mức tiền thưởng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”

Theo quy định ở điểm a, khoản 2 Điều 69 Nghị định 91/2017/NĐ-CP thì: Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng” được tặng Bằng chứng nhận và được thưởng 1,5 lần mức lương cơ sở;

Kết luận: Trên đây là bài phân tích của Dữ Liệu Pháp Lý về việc tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc thông qua các quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng 2003 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2013 Nghị định 91/2017/NĐ-CP.

Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:

Tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc.