54. Xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ

Posted on

Luật Thi đua, khen thưởng 2003, Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009, Nghị định 91/2017/NĐ-CP quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ. Sau đây, Dữ liệu Pháp lý sẽ trình bày rõ hơn về vấn đề này:

1. Khái niệm

Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (khoản 2 Điều 3 Luật Thi đua, khen thưởng 2003)

Căn cứ theo Điều 58 Luật Thi đua, khen thưởng 2003 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005:

Danh hiệu vinh dự nhà nước để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể có những đóng góp đặc biệt xuất sắc vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Danh hiệu vinh dự nhà nước gồm nhiều danh hiệu, trong đó có danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” và danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”.
2. Xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ

Căn cứ theo Điều 3 Luật Thi đua, khen thưởng 2003 được sửa đổi bởi Điều 3 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009 quy định về tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”:

– Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” để tặng cho cá nhân có công bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể.
– Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
+ Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng đặc biệt xuất sắc;
+ Có công lớn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể;
+ Được đồng nghiệp và quần chúng mến mộ, kính trọng; tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể trong cả nước.
– Danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
+ Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng xuất sắc;
+ Có công trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể;
+ Được đồng nghiệp, quần chúng mến mộ; tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể của địa phương.
– Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được xét và công bố hai năm một lần vào dịp Quốc khánh 2-9.”

3. Các quy định khác

Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy và Đảng ủy trực thuộc trung ương, Ban Cán sự đảng, Đảng đoàn các bộ, ngành, đoàn thể trung ương xem xét, có ý kiến bằng văn bản trước khi trình Thủ tướng Chính phủ hình thức khen thưởng “Nghệ nhân nhân dân”. (điểm b khoản 4 Điều 45 Nghị định 91/2017/NĐ-CP)

Cá nhân được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được tặng thưởng Huy hiệu, Bằng khen và mức tiền thưởng đối với danh hiệu “nhân dân” là: 12,5 lần mức lương cơ sở; danh hiệu “ưu tú” là 9,0 lần mức lương cơ sở. (khoản 3 Điều 71 Nghị định 91/2017/NĐ-CP)

Kết luận: Trên đây là một số thông tin lưu ý về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ mà Dữ liệu Pháp lý gửi đến bạn đọc căn cứ trên Luật Thi đua, khen thưởng 2003, Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009, Nghị định 91/2017/NĐ-CP.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

XÉT TẶNG DANH HIỆU “NGHỆ NHÂN NHÂN DÂN”, “NGHỆ NHÂN ƯU TÚ” TRONG LĨNH VỰC NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ