2. Cấp bản sao và chứng thực lưu trữ

Posted on

Luật Lưu trữ 2011 Thông tư 10/2014/TT-BNV-TTg quy định chi tiết về cấp bản sao và chứng thực lưu trữ. Sau đây, Dữ liệu Pháp lý sẽ trình bày rõ hơn về vấn đề này:

1. Quy định chung về sao, chứng thực lưu trữ

Căn cứ theo Điều 33 Luật Lưu trữ 2011:

 Việc sao tài liệu lưu trữ và chứng thực lưu trữ do Lưu trữ cơ quan hoặc Lưu trữ lịch sử thực hiện. Người có thẩm quyền cho phép sử dụng tài liệu lưu trữ cho phép sao tài liệu lưu trữ.

Chứng thực lưu trữ là xác nhận của cơ quan, tổ chức hoặc Lưu trữ lịch sử về nội dung thông tin hoặc bản sao tài liệu lưu trữ do Lưu trữ cơ quan hoặc Lưu trữ lịch sử đang quản lý. Cơ quan, tổ chức, Lưu trữ lịch sử sao tài liệu lưu trữ, chứng thực lưu trữ phải chịu trách nhiệm pháp lý về bản sao tài liệu lưu trữ, bản chứng thực lưu trữ.

– Người được cấp bản sao tài liệu lưu trữ, bản chứng thực lưu trữ phải nộp lệ phí.

– Bản sao tài liệu lưu trữ, bản chứng thực lưu trữ có giá trị như tài liệu lưu trữ gốc trong các quan hệ, giao dịch.

2. Thủ tục cấp bản sao và chứng thực lưu trữ:

Theo khoản 6 Điều 32 Luật Lưu trữ 2011Điều 4 Thông tư 10/2014/TT-BNV, hồ sơ cấp bản sao và chứng thực lưu trữ như sau:

a) Cấp bản sao tài liệu lưu trữ:

– Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu.

– Giấy giới thiệu hoặc văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức nơi công tác (đối với cơ quan, tổ chức).

– Phiếu đăng ký sử dụng tài liệu.

– Phiếu yêu cầu sao tài liệu.

b) Cấp bản chứng thực tài liệu lưu trữ:

– Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu.

– Giấy giới thiệu hoặc văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức nơi công tác (đối với cơ quan, tổ chức).

– Phiếu đăng ký sử dụng tài liệu.

– Phiếu yêu cầu chứng thực tài liệu.

Kết luận: Trên đây là một số thông tin lưu ý về cấp bản sao và chứng thực lưu trữ mà Dữ liệu Pháp lý gửi đến bạn đọc căn cứ trên Luật Lưu trữ 2011 Thông tư 10/2014/TT-BNV-TTg.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

CẤP BẢN SAO VÀ CHỨNG THỰC LƯU TRỮ