1. Cấp, Cấp lại, Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa

Posted on

Giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa là một cơ sở cho sự thành lập và hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa hợp pháp. Các thủ tục liên quan đến việc cấp/cấp lại/cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa cũng vì thế mà cần được chú trọng. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này theo Luật Thương mại 2005,  Nghị định 158/2006/NĐ-CP, Nghị định 51/2018/NĐ-CP, Thông tư 168/2016/TT-BTC như sau:

1. Khái quát chung

Sở Giao dịch hàng hóa là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và quy định của Nghị định 158/2006/NĐ-CP (khoản 6 Điều 1 Nghị định 51/2018/NĐ-CP).

Sở Giao dịch hàng hoá có các chức năng sau đây (khoản 1 Điều 67 Luật Thương mại 2005):

– Cung cấp các điều kiện vật chất – kỹ thuật cần thiết để giao dịch mua bán hàng hoá;

– Điều hành các hoạt động giao dịch;

– Niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm.

Danh mục hàng hóa được giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa được quy định tại Quyết định 4361/QĐ-BCT năm 2010.

2. Điều kiện thành lập Sở Giao dịch hàng hóa

Vốn điều lệ từ một trăm năm mươi (150) tỷ đồng trở lên;

– Có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng các yêu cầu về giải pháp công nghệ và kỹ thuật trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa, cụ thể:

+ Hệ thống máy chủ hoạt động ổn định và có tối thiểu một máy chủ dự phòng luôn ở trạng thái sẵn sàng trong trường hợp hệ thống chính xảy ra sự cố;

+ Hệ thống máy chủ đảm bảo sao lưu dữ liệu của các ứng dụng nghiệp vụ, dữ liệu giao dịch, đảm bảo khôi phục thông tin dữ liệu trong trường hợp phát sinh sự cố;

+ Phần mềm ứng dụng phải thực hiện các yêu cầu về quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật;

+ Hệ thống phần mềm phải có chức năng nhật ký thao tác để lưu vết mọi giao dịch hàng hóa, thanh toán, giao nhận trong quy trình nghiệp vụ tối thiểu trong thời gian 05 năm;

Điều lệ hoạt động không trái với các quy định của Nghị định 158/2006/NĐ-CP (khoản 7 Điều 1 Nghị định 51/2018/NĐ-CP).

Lưu ý:

Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

– Điều kiện và thủ tục chấp thuận tư cách thành viên; quyền và nghĩa vụ thành viên;

– Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên và trách nhiệm khi chấm dứt tư cách thành viên;

– Loại hàng hoá giao dịch; tiêu chuẩn và đơn vị đo lường của loại hàng hoá đó;

– Mẫu hợp đồng giao dịch và lệnh giao dịch;

– Thời hạn giao dịch hợp đồng và quy trình thực hiện giao dịch;

– Ký quỹ giao dịch và phí giao dịch;

– Các phương thức, thủ tục thực hiện hợp đồng;

– Nội dung công bố thông tin của Sở Giao dịch hàng hóa và các báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính của các thành viên;

– Các biện pháp quản lý rủi ro;

– Giải quyết tranh chấp;

– Sửa đổi, bổ sung Điều lệ hoạt động;

– Các nội dung có liên quan khác .

Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa không được trái với các quy định của Nghị định 158/2006/NĐ-CP và pháp luật hiện hành (theo Điều 14 Nghị định 158/2006/NĐ-CP, khoản 13 Điều 1 Nghị định 51/2018/NĐ-CP).

3. Quyền hạn và trách nhiệm của Sở Giao dịch hàng hóa

a. Quyền hạn

Theo Điều 15 Nghị định 158/2006/NĐ-CP, khoản 15 Điều 1 Nghị định 51/2018/NĐ-CP, Sở Giao dịch hàng hóa có các quyền sau:

– Lựa chọn loại hàng hoá trong danh mục hàng hoá được quy định tại Điều 32 Nghị định này để tổ chức giao dịch mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.

– Tổ chức, điều hành và quản lý hoạt động giao dịch mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.

– Chấp thuận, huỷ bỏ tư cách thành viên theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.

– Yêu cầu các thành viên kinh doanh ký quỹ đảm bảo tư cách thành viên, ký quỹ giao dịch theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.

– Thu phí thành viên, phí giao dịch, phí cung cấp dịch vụ thông tin và các loại phí dịch vụ khác theo Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa và theo quy định của pháp luật.

– Kiểm tra, giám sát hoạt động giao dịch và công bố thông tin của các thành viên.

– Yêu cầu các thành viên thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro được quy định trong Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.

– Chỉ định thành viên kinh doanh khác thực hiện các hợp đồng đang được nắm giữ bởi một thành viên kinh doanh bị chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.

– Làm trung gian hoà giải theo yêu cầu khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.

– Thực hiện các quyền khác theo quy định của Nghị định này, Điều lệ hoạt động và theo quy định của pháp luật.

– Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam có quyền liên thông với Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài theo quy định tại Nghị định này

b. Trách nhiệm

– Tổ chức hoạt động mua bán hàng hoá đúng với quy định của Nghị định 158/2006/NĐ-CP và Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.

– Tổ chức các giao dịch mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa một cách công bằng, trật tự và hiệu quả.

– Công bố Điều lệ hoạt động, Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa đã được Bộ trưởng Bộ Công thương phê chuẩn, cấp, sửa đổi, bổ sung; công bố danh sách và các thông tin về thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa; công bố thông tin về các giao dịch và lệnh giao dịch mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa và các thông tin khác theo Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.

– Thực hiện việc báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ Thương mại về các thông tin liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa và danh sách thành viên tại thời điểm báo cáo.

– Cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong công tác thanh tra, kiểm tra và phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến giao dịch mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.

– Thực hiện chế độ thống kê, kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật.

– Chịu trách nhiệm cuối cùng về mọi hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.

– Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát, ngăn ngừa những xung đột lợi ích trong nội bộ.

– Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa trong trường hợp Sở Giao dịch hàng hóa gây thiệt hại cho các thành viên, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định 158/2006/NĐ-CP, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa và theo các quy định khác của pháp luật.

– Ban hành các quy chế niêm yết, công bố thông tin và giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.

– Ban hành và công bố quy chế hoạt động và quản lý rủi ro của Trung tâm thanh toán bù trừ (theo Điều 16 Nghị định 158/2006/NĐ-CP, điều 16 khoản Điều 1, khoản 9 Điều 2  Nghị định 51/2018/NĐ-CP).

4. Xử lý vi phạm hành chính

– Hành vi Kê khai không chính xác hoặc không kịp thời các nội dung trong hồ sơ để nghị cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập sở giao dịch hàng hóa bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 (điểm a khoản 6 Điều 97 Nghị định 185/2013/NĐ-CP).

– Hành vi không thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép thành lập sở giao dịch hàng hóa trong trường hợp giấy phép thành lập sở giao dịch hàng hóa bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác; Không thực hiện thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập sở giao dịch hàng hóa trong trường hợp có thay đổi các nội dung của giấy phép thành lập sở giao dịch hàng hóa bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 (điểm c, d khoản 7 Điều 97 Nghị định này).

– Hành vi sử dụng các giấy tờ giả mạo trong hồ sơ đề nghị thành lập, sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép thành lập sở giao dịch hàng hóa bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (điểm a khoản 8 Điều 97 Nghị định này).

Kết luận: Việc thực hiện thủ tục cấp, cấp lại, cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa cần được tiến hành đúng theo trình tự, thủ tục và đáp ứng các điều kiện tại Luật Thương mại 2005,  Nghị định 158/2006/NĐ-CP, Nghị định 185/2013/NĐ-CP, Nghị định 51/2018/NĐ-CP.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Cấp Giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa

Cấp lại Giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa

Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa