35. Tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì dự án thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020
Tuỳ theo phân loại nhiệm vụ thuộc chương trình mà thủ tục tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức chủ thì nhiệm vụ thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn đến năm 2030 sẽ có những điểm khác biệt. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể về nội dung này theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ 2013, Nghị định 08/2014/NĐ-CP, Quyết định số 1062/QĐ-TTg, Thông tư 08/2017/TT-BKHCN, Thông tư 03/2021/TT-BKHCN.
1. Quy định chung
Khoản 2 Điều 3 Thông tư 03/2021/TT-BKHCN quy định: Nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình: Là các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ và cấp tỉnh sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của Nhà nước thông qua tuyển chọn hoặc giao trực tiếp để thực hiện các nội dung quy định tại mục II Điều 1 Quyết định số 2205/QĐ-TTg, trừ các nhiệm vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Khoản 13 Điều 3 Luật Khoa học và Công nghệ 2013 quy định: Nhiệm vụ khoa học và công nghệ là những vấn đề khoa học và công nghệ cần được giải quyết để đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển khoa học và công nghệ.
Mục II Điều 1 Quyết định số 1062/QĐ-TTg quy định về nhiệm vụ thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn đến năm 2030 như sau:
– Nâng cao nhận thức, năng lực tạo lập và phát triển tài sản trí tuệ:
+ Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về tài sản trí tuệ; xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về tài sản trí tuệ
+ Biên soạn, phát hành tài liệu về tài sản trí tuệ
+ Hỗ trợ thiết kế, xây dựng bộ công cụ tra cứu, các gói thông tin sở hữu trí tuệ chuyên ngành và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiếp cận, khai thác thông tin sở hữu trí tuệ
+ Hỗ trợ xây dựng và triển khai mô hình quản lý và phát triển tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp và tổ chức khoa học và công nghệ: Tổ chức bộ phận chuyên môn về tài sản trí tuệ; xây dựng và triển khai quy trình phát hiện, thống kê, đánh giá, quản lý tài sản trí tuệ.
– Hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và bảo vệ tài sản trí tuệ:
+ Đăng ký bảo hộ trong và ngoài nước đối với các sản phẩm, dịch vụ, ưu tiên các đối tượng là kết quả nghiên cứu khoa học, sản phẩm chủ lực, sản phẩm quốc gia, kiểu dáng sản phẩm và giống cây trồng mới
+ Quản lý và phát triển tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm đặc thù của địa phương mang địa danh đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể;
+ Áp dụng sáng chế của Việt Nam, sáng chế của nước ngoài không được bảo hộ tại Việt Nam, áp dụng giống cây trồng mới
+ Tổ chức triển khai các biện pháp bảo vệ và nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ
+ Tổ chức trưng bày, triển lãm phân biệt sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
– Hỗ trợ khai thác thương mại và phát triển tài sản trí tuệ:
+ Giới thiệu, quảng bá và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại khác cho các tài sản trí tuệ của Việt Nam ở trong và ngoài nước
+ Hỗ trợ khai thác, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; hỗ trợ thành lập và vận hành các doanh nghiệp, tổ chức khai thác, thương mại hóa tài sản trí tuệ
+ Định giá, kiểm toán tài sản trí tuệ, tập trung vào các đối tượng là sáng chế, tên thương mại, nhãn hiệu của các doanh nghiệp.
– Hỗ trợ ứng dụng các tài sản trí tuệ, thành quả sáng tạo cá nhân được hình thành từ thực tiễn:
+ Tư vấn, hỗ trợ đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho cá nhân có sáng kiến, giải pháp kỹ thuật và các thành quả sáng tạo khác
+ Hỗ trợ hoàn thiện, khai thác, áp dụng các tài sản trí tuệ và thành quả sáng tạo, đặc biệt là các tài sản trí tuệ, thành quả sáng tạo cá nhân có tính ứng dụng cao, khả năng áp dụng rộng rãi, mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội, cộng đồng
+ Vinh danh, khen thưởng các cá nhân điển hình có tài sản trí tuệ, thành quả sáng tạo được áp dụng rộng rãi, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng và xã hội.
Lưu ý: Các dự án thuộc chương trình được phân loại thành 2 cấp độ, bao gồm:
– Dự án Trung ương quản lý: Dự án được xây dựng và triển khai theo mô hình điểm, có tính chất điển hình hoặc phức tạp, có tính đặc thù về chuyên môn.
– Dự án địa phương quản lý: Dự án được xây dựng và triển khai trên cơ sở kết quả thực hiện các mô hình điểm đã được tổng kết, nghiệm thu hoặc giải quyết vấn đề phát triển sản xuất, kinh doanh thuộc địa phương, đơn vị và phù hợp với năng lực tổ chức quản lý ở địa phương.
2. Điều kiện hồ sơ được tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì nhiệm vụ
Hồ sơ được hội đồng kiến nghị tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì nhiệm vụ nếu đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau:
– Có trung bình cộng tổng số điểm đánh giá đạt tối thiểu 70 điểm
– Có trung bình cộng số điểm đánh giá về tính khả thi đạt tối thiểu 40 điểm
– Có trung bình cộng số điểm đánh giá về tính hiệu quả và bền vững đạt tối thiểu 25 điểm.
Trường hợp có nhiều hồ sơ đăng ký chủ trì thực hiện một nhiệm vụ cùng đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này thì hồ sơ được tuyển chọn là hồ sơ có trung bình cộng tổng số điểm cao nhất.
– Trường hợp có nhiều hồ sơ đăng ký chủ trì thực hiện một nhiệm vụ đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này và có trung bình cộng số điểm bằng nhau thì hồ sơ được chọn theo thứ tự ưu tiên như sau:
+ Hồ sơ có trung bình cộng số điểm đánh giá về tính khả thi cao hơn
+ Hồ sơ có trung bình cộng số điểm đánh giá về tính hiệu quả và bền vững cao hơn
+ Trong trường hợp các hồ sơ có điểm trung bình cộng của cả 02 tiêu chí nêu trên bằng nhau, Chủ tịch hội đồng hoặc của Phó Chủ tịch hội đồng được ủy quyền chủ trì phiên họp quyết định hồ sơ được tuyển chọn (Điều 23 Thông tư 03/2021/TT-BKHCN)
3. Xử lý vi phạm hành chính
Theo điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 51/2019/NĐ-CP:
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi kê khai sai sự thật trong hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, xét giao trực tiếp nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
– Hình thức xử phạt bổ sung: Buộc hủy bỏ hồ sơ, tài liệu có số liệu, nội dung sai sự thật.
Kết luận: Việc thực hiện thủ tục tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì nhiệm vụ thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn đến năm 2030 thực theo đúng quy định của Luật Khoa học và Công nghệ 2013, Nghị định 08/2014/NĐ-CP, Quyết định số 1062/QĐ-TTg, Thông tư 08/2017/TT-BKHCN, Thông tư 03/2021/TT-BKHCN.