2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bổ sung chức năng, nhiệm vụ, pham vi chuyên môn, hạng bệnh viện trong việc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét và quyết định phê duyệt bổ sung chức năng, nhiệm vụ, pham vi chuyên môn, hạng bệnh viện trong việc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh khi có đơn yêu cầu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì các cơ sở khám bệnh, chửa bệnh cần tuân theo thủ tục đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bổ sung chức năng, nhiệm vụ, pham vi chuyên môn, hạng bệnh viện trong việc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này theo Luật Bảo hiểm y tế 2008, Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014, Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
1. Khái niệm
Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận (khoản 1 Điều 2 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009).
Chữa bệnh là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh (khoản 2 Điều 2 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009).
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở cố định hoặc lưu động đã được cấp giấy phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (khoản 7 Điều 2 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009).
2. Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Căn cứ theo Điều 41 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009, các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
– Bệnh viện;
– Cơ sở giám định y khoa;
– Phòng khám đa khoa;
– Phòng khám chuyên khoa, bác sỹ gia đình;
– Phòng chẩn trị y học cổ truyền;
– Nhà hộ sinh;
– Cơ sở chẩn đoán;
– Cơ sở dịch vụ y tế;
– Trạm y tế cấp xã và tương đương;
– Các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác.
3. Điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Căn cứ theo Điều 42 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009:
– Có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
– Có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.
Lưu ý:
– Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bổ sung chức năng, nhiệm vụ, phạm vi chuyên môn, hạng bệnh viện, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội để bổ sung vào hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản phê duyệt do cơ sở khám bệnh chữa bệnh gửi đến, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm hoàn thành việc ký kết bổ sung phụ lục hợp đồng hoặc giao kết hợp đồng mới (khoản 2 Điều 16 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP).
Kết luận: Khi tiến hành thủ tục Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bổ sung chức năng, nhiệm vụ, pham vi chuyên môn, hạng bệnh viện trong việc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh, các tổ chức, cá nhân cần lưu ý các quy định tại Luật Bảo hiểm y tế 2008, Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014, Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mẫu, thực hiện tại đây:
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bổ sung chức năng, nhiệm vụ, pham vi chuyên môn, hạng bệnh viện trong việc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh