9. Nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu
Trong những trường hợp nhất định được pháp luật quy định thì tổ chứ, cá nhân phải tiến hành Nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Việc thực hiện thủ tục này được thể hiện theo Nghị định 99/2016/NĐ-CP, Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể những nội dung như sau:
1. Một số khái niệm cơNghị định 167/2013/NĐ-CP bản
Con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước. (Khoản 1 Điều 3 Nghị định 99/2016/NĐ-CP)
Con dấu quy định tại Nghị định này, bao gồm: Con dấu có hình Quốc huy, con dấu có hình biểu tượng, con dấu không có hình biểu tượng, được sử dụng dưới dạng dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi.
Con dấu có hình Quốc huy là con dấu trên bề mặt có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Khoản 2 Điều 3 Nghị định 99/2016/NĐ-CP)
Con dấu có hình biểu tượng là con dấu trên bề mặt có hình ảnh tượng trưng của cơ quan, tổ chức đó được pháp luật công nhận hoặc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. (Khoản 3 Điều 3 Nghị định 99/2016/NĐ-CP)
Con dấu không có hình biểu tượng là con dấu trên bề mặt không có hình Quốc huy hoặc không có hình ảnh tượng trưng như quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Nghị định 99//2016/NĐ-CP. (Khoản 4 Điều 3 Nghị định 99/2016/NĐ-CP)
2. Các trường hợp phải nộp lại con dấu cho cơ quan công an
Các Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có trách nhiệm giao nộp con dấu cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu quy định tại Điều 12 Nghị định 99/ 2016/NĐ-CP thuộc các trường hợp quy định tại Điều 18 Nghị định 99/2016/NĐ-CP sau đây:
– Đăng ký lại mẫu con dấu do con dấu bị biến dạng, mòn, hỏng, thay đổi chất liệu hoặc cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có sự thay đổi về tổ chức, đổi tên;
– Có quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chấm dứt hoạt động, kết thúc nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền;
– Có quyết định thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, giấy đăng ký hoạt động, giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền;
– Con dấu bị mất được tìm thấy sau khi đã bị hủy giá trị sử dụng con dấu;
– Có quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ quan có thẩm quyền;
– Các trường hợp theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 6 Nghị định 99/2016/NĐ-CP.
3. Xử phạt hành chính:
Mức xử phạt đối với hành vi làm mất con dấu được quy định tại khoản 2 điều 13 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Khắc các loại con dấu mà không có giấy phép khắc dấu hoặc các giấy tờ khác theo quy định;
– Sử dụng con dấu chưa đăng ký lưu chiểu mẫu dấu hoặc chưa có giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu;
– Tự ý mang con dấu ra khỏi cơ quan, đơn vị mà không được phép của cấp có thẩm quyền;
– Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất con dấu đang sử dụng
Đối với trường hợp mất con dấu của cơ quan tổ chức mức phạt tiền sẽ gấp 2 lần, do vậy theo quy định về mức xử phạt hành chính mức phạt đối với hành vi làm mất con dấu là 5.000.000 VNĐ. Tương tự như trường hợp mất đăng ký mẫu dấu nếu có thông báo cho cơ quan công an gần nhất khi mất con dấu thì trường hợp này sẽ không bị xử phạt.
Mức xử phạt đối với hành vi Không nộp lại con dấu, giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu hoặc không nộp con dấu theo đúng thời hạn khi có quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền được quy định tại khoản 3 điều 13 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP là Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng .
Kết luận: Để thực hiện thủ tục Nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, tổ chức cần xem xét quy định tại Nghị định 99/2016/NĐ-CP, Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mâu, thực hiện tại đây
Nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu