2. Xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”

Posted on

Trong quá trình hoạt động nghệ thuật, do yêu cầu và nhiệm vụ được điều động làm công tác giảng dạy, nghiên cứu, quản lý trong lĩnh vực nghệ thuật, mà cá nhân đủ tiêu chuẩn theo quy định pháp luật thì được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” theo Nghị định 89/2014/NĐ-CP; Nghị định 11/2019/NĐ-CP như sau:

1. Đối tượng được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”

Do yêu cầu và nhiệm vụ được điều động làm công tác giảng dạy, nghiên cứu, quản lý trong lĩnh vực nghệ thuật, đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định này thì đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 89/2014/NĐ-CP được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”

Đối tượng này bao gồm: Cá nhân hoạt động nghệ thuật tại các đơn vị nghệ thuật cơ sở và cá nhân hoạt động nghệ thuật tự do bao gồm (điểm a, b khoản 1khoản 2 Điều 2 Nghị định 89/2014/NĐ-CP):

– Diễn viên: Hát, múa, nhạc, sân khấu, điện ảnh, truyền hình thuộc các lĩnh vực Tuồng; Chèo; Cải lương; Kịch dân ca; Kịch nói; Kịch hình thể; Nhạc kịch; Nhạc vũ kịch; Xiếc; Múa rối; Hát; Múa; Ngâm thơ; Điện ảnh; Truyền hình;

– Đạo diễn tác phẩm thuộc lĩnh vực: Tuồng; Chèo; Cải lương; Kịch dân ca; Kịch nói; Kịch hình thể; Nhạc kịch; Kịch múa; Nhạc vũ kịch; Xiếc; Múa rối; Chương trình nghệ thuật tổng hợp ca múa nhạc; Điện ảnh và truyền hình (các thể loại phim truyện, tài liệu, khoa học, hoạt hình), sân khấu truyền thanh, truyền hình;

– Người làm âm thanh trong tác phẩm điện ảnh, truyền hình và sân khấu; người làm ánh sáng sân khấu và chương trình nghệ thuật tổng hợp;

– Biên đạo múa; chỉ huy dàn nhạc; chỉ huy hợp xướng; chỉ huy giao hưởng nhạc vũ kịch; chỉ đạo nghệ thuật;

– Quay phim điện ảnh và truyền hình các thể loại: Phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình;

– Họa sỹ: Tạo hình con rối; động tác phim hoạt hình; thiết kế trang trí sân khấu; hóa trang, phục trang sân khấu, điện ảnh, truyền hình;

– Phát thanh viên phát thanh, truyền hình hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.”

2. Tiểu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” (Điều 9 Nghị định 89/2014/NĐ-CP):

– Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; điều lệ, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, địa phương;

– Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống, tận tụy với nghề; có tài năng nghệ thuật xuất sắc; có uy tín nghề nghiệp; được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ;

– Có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 15 năm trở lên, riêng đối với loại hình nghệ thuật Xiếc, Múa thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 10 năm trở lên;

– Có ít nhất 02 Giải Vàng quốc gia hoặc 01 Giải Vàng quốc gia và 02 Giải Bạc quốc gia.

Lưu ý:

Các giải Vàng trong nước hoặc quốc tế khác của cá nhân hoặc tập thể được quy đổi để tính thành tích cho cá nhân theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 89/NĐ-CP.

Tỷ lệ quy đổi các giải Bạc trong nước và quốc tế khác của cá nhân hoặc tập thể sang giải Bạc quốc gia được tính như tỷ lệ quy đổi của giải Vàng (Điều 9 Nghị định 89/2014/NĐ-CP).

– Trong đó,

  • Giải Vàng quốc gia là giải Bông Sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam hoặc giải Huy chương Vàng tại cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.” (khoản 1 Điều 3 Nghị định số 89/2014/NĐ-CP)
  • Giải Bạc quốc gia là giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam hoặc giải Huy chương Bạc tại cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.” (khoản 2 Điều 3 Nghị định số 89/2014/NĐ-CP)

3. Nguyên tắc xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”

Nguyên tắc xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” (Điều 4 Nghị định số 89/2014/NĐ-CP):

– Không sử dụng thành tích đã được xét tặng các danh hiệu vinh dự nhà nước khác để đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”.

– Được thực hiện trên cơ sở tự nguyện.

– Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác và công khai.

Lưu ý:

Thời gian xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”: Danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” được xét tặng và công bố 03 năm một lần, vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh 2 tháng 9 (Điều 10 Nghị định 89/2014/NĐ-CP).

Quyền lợi và nghĩa vụ của người được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”: Cá nhân được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” được nhận Huy hiệu, Bằng chứng nhận do Chủ tịch nước tặng và tiền thưởng, được hưởng các quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng (Điều 6 Nghị định 89/2014/NĐ-CP),

4. Thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”

4.1.Thẩm quyền tổ chức xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” (Điều 5 Nghị định 89/2014/NĐ-CP):

– Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì tổ chức việc xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân.

– Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” trước mỗi đợt xét tặng.

4.2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” (khoản 2, khoản 3 Điều 13 Nghị định 89/2014/NĐ-CP):

– Hồ sơ của cá nhân hoạt động nghệ thuật tại các đơn vị nghệ thuật cơ sở: đơn vị nghệ thuật cơ sở nơi cá nhân đó công tác theo thời gian quy định trong Kế hoạch.

– Hồ sơ của cá nhân hoạt động nghệ thuật tự do: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao nơi cá nhân đó đăng ký hộ khẩu thường trú.

Kết luận:Tóm lại, cá nhân có nhu cầu xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận theo quy định của Điều 13 Nghị định số 89/2014/NĐ-CP. Sau khoảng thời gian quy định trong Kế hoạch được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành trước mỗi đợt xét tặng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ công bố Quyết định phong tặng và trao tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” của Chủ tịch nước.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:

Xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”