5. Xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật

Posted on

Luật Thi đua, khen thưởng 2003, Nghị định 91/2017/NĐ-CP, Nghị  định 90/2014/NĐ-CP quy định chi tiết về xét tặng “giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật. Sau đây, Dữ liệu Pháp lý sẽ trình bày rõ hơn về vấn đề này:

1. Khái niệm

Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (khoản 2 Điều 3 Luật Thi đua, khen thưởng 2003)

“Giải thưởng Hồ Chí Minh” để tặng cho tác giả của một hoặc nhiều công trình, tác phẩm đã được công bố, sử dụng kể từ ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. (khoản 1 Điều 66 Luật Thi đua, khen thưởng 2003)

2. Xét tặng “giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật

2.1 Nguyên tắc xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (theo Điều 4 Nghị định 90/2014/NĐ-CP)

– Việc xét tặng được thực hiện trên cơ sở tự nguyện.

– Việc tổ chức xét tặng phải bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác và công khai.

– Một tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật của tác giả chỉ được đề nghị xét tặng về một chuyên ngành văn học, nghệ thuật.

– Tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật của tác giả đã được tặng “Giải thưởng Nhà nước” thì không được kết hợp với tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật khác để đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”.

2.2 Hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minhvề văn học, nghệ thuật (theo Điều 14 Nghị định  90/2014/NĐ-CP)

– Hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật bao gồm:

+ Bản đăng ký tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật theo Mẫu số 1a và Mẫu số 1b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

+ Bản sao, ảnh chụp tác phẩm, công trình đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” được in trên khổ giấy A4, kèm theo các thông tin cơ bản về năm, tháng được công bố; tóm tắt nội dung tác phẩm;

+ Bản sao có chứng thực Quyết định tặng thưởng hoặc Giấy chứng nhận Giải thưởng;

+ Đối với tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật của tác giả là người nước ngoài mà hồ sơ sử dụng ngôn ngữ nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt có chứng thực;

+ Các tài liệu khác liên quan đến tác phẩm, công trình (nếu có).

– Tác giả đăng ký tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” theo chuyên ngành gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Hội Văn học, nghệ thuật Trung ương trong trường hợp tác giả là hội viên theo thời gian quy định trong Kế hoạch.

 Trường hợp tác giả đã mất thì người đại diện hợp pháp của tác giả hoặc Ban Chấp hành Hội Văn học, nghệ thuật nơi tác giả là hội viên, sau khi thống nhất với người đại diện hợp pháp của tác giả, đăng ký tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” theo quy định.

3. Mức tiền thưởng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”

Theo khoản 1 Điều 73 Nghị định 91/2017/NĐ-CP, “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học nghệ thuật được cấp Bằng và tiền thưởng 270,0 lần mức lương cơ sở.

Lưu ý: Mức lương cơ sở áp dụng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP là 1.490.000 đồng. Cá nhân được tặng Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ được thưởng tiền là 0,3 x 1.490.000 = 447.000 đồng.

Kết luận: Trên đây là một số thông tin lưu ý về xét tặng “giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật mà Dữ liệu Pháp lý gửi đến bạn đọc căn cứ trên Luật Thi đua, khen thưởng 2003, Nghị định 91/2017/NĐ-CP, Nghị định  90/2014/NĐ-CP.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

XÉT TẶNG “GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH” VỀ VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT