2. Kiểm dịch đối với động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật; sản phẩm động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm
Động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật; sản phẩm động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm phải được kiểm dịch theo quy định của pháp luật về kiểm dịch đối với động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật; sản phẩm động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này theo Luật thú y 2015, Nghị định 90/2017/NĐ-CP, Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT, Thông tư 36/2018/TT-BNNPTNT.
1. Khái niệm
Động vật thủy sản là các loài cá, giáp xác, động vật thân mềm, lưỡng cư, động vật có vú và một số loài động vật khác sống dưới nước (điểm b khoản 1 Điều 3 Luật thú y 2015).
Sản phẩm động vật thủy sản là động vật thủy sản đã qua sơ chế hoặc chế biến ở dạng nguyên con; phôi, trứng, tinh dịch và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật thủy sản (điểm b khoản 2 Điều 3 Luật thú y 2015).
2. Yêu cầu đối với động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật; sản phẩm động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm
Theo Điều 51 Luật thú y 2015:
– Động vật tham gia hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật; sản phẩm động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm phải bảo đảm các quy định sau đây:
+ Có nguồn gốc rõ ràng, không mang mầm bệnh;
+ Thực hiện việc kiểm dịch tại nơi xuất phát và nơi đến theo quy định.
– Trong thời gian tham gia hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, chủ hàng phải thực hiện các quy định về yêu cầu vệ sinh thú y dưới sự giám sát của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương.
– Khi kết thúc hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương hướng dẫn vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khu vực tập trung động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật đạt yêu cầu vệ sinh thú y để vận chuyển, sử dụng trong nước; trường hợp có nhu cầu xuất ra khỏi Việt Nam, chủ hàng phải làm thủ tục theo quy định về kiểm dịch xuất khẩu.
3. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm; động vật thủy sản biểu diễn nghệ thuật
Theo Điều 18 Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT:
– Động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 của Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT.
– Động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 13 của Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT.
– Khi kết thúc hội chợ, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật: Chất thải, nước thải phải được xử lý đạt yêu cầu trước khi xả ra môi trường.
4. Xử phạt vi phạm hành chính
4.1 Vi phạm về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh (Điều 12 Nghị định 90/2017/NĐ-CP)
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển động vật thủy sản giống vượt quá 10% về số lượng, không đúng chủng loại, kích cỡ ghi trong Giấy chứng nhận kiểm dịch.
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Không thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch;
+ Đưa động vật thủy sản thu hoạch từ cơ sở nuôi có bệnh đang công bố dịch ra khỏi vùng có dịch mà chưa được sơ chế, chế biến.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này;
+ Buộc phải sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4.2 Vi phạm quy định chung về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu (Điều 15 Nghị định 90/2017/NĐ-CP)
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật không đúng số lượng, khối lượng ghi trong Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật của nước xuất khẩu;
+ Nhập khẩu sản phẩm động vật trên cạn mang theo người ở dạng tươi sống, sơ chế; sản phẩm động vật thủy sản ở dạng tươi sống.
– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Đưa động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu để gia công chế biến hàng hóa xuất khẩu tại cơ sở gia công, chế biến không đúng nơi đăng ký;
+ Nhập khẩu sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm mà trên nhãn bao bì không ghi tên cơ sở sản xuất và mã số cơ sở sản xuất theo danh sách doanh nghiệp của nước đủ điều kiện xuất khẩu sản phẩm động vật vào Việt Nam;
+ Nhập khẩu sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm mà trên nhãn bao bì ghi tên cơ sở sản xuất và mã số cơ sở sản xuất không theo danh sách doanh nghiệp của nước đủ điều kiện xuất khẩu sản phẩm động vật vào Việt Nam;
+ Nhập khẩu sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm mà trên nhãn bao bì ghi tên cơ sở sản xuất và mã số không đúng với thông tin ghi trên Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu.
– Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật không đúng cửa khẩu;
+ Nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật không đúng nguồn gốc xuất xứ theo đăng ký, khai báo kiểm dịch;
+ Đưa động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu về nơi cách ly kiểm dịch không đúng địa điểm hoặc không đúng số lượng đã được chấp thuận theo hồ sơ kiểm dịch;
+ Không chấp hành thời hạn theo dõi cách ly kiểm dịch đối với động vật nhập khẩu.
– Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Để động vật nhập khẩu chưa hết thời gian cách ly kiểm dịch tiếp xúc với động vật nuôi trên lãnh thổ Việt Nam;
+ Không chấp hành các biện pháp xử lý vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật;
+ Sử dụng phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
+ Nhận hoặc gửi mẫu bệnh phẩm không được đóng gói, bảo quản, vận chuyển theo quy định.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Không thu gom, xử lý xác động vật, chất thải, chất độn, thức ăn thừa của động vật phát sinh trong quá trình vận chuyển theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
+ Tự ý tháo dỡ niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật;
+ Tự ý thay đổi phương tiện vận chuyển;
+ Nhập khẩu sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm tại cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến không có tên đăng ký xuất khẩu vào Việt Nam.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu sản phẩm động vật để làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản bị tạp nhiễm với sản phẩm của loài động vật khác.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người nhập cảnh hoặc quá cảnh lãnh thổ Việt Nam khi mang theo sản phẩm động vật tươi sống, sơ chế hoặc chế biến từ quốc gia, vùng lãnh thổ đang có dịch bệnh động vật nguy hiểm trên loài động vật đó.
– Phạt tiền từ 10% đến 15% trị giá lô hàng nhưng không vượt quá 50 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Nhập khẩu sản phẩm động vật tồn dư các chất độc hại, nhiễm vi sinh vật vượt quá mức giới hạn cho phép;
+ Nhập khẩu sản phẩm động vật chưa làm sạch lông, da, móng và các tạp chất khác không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y về cảm quan.
+ Nhập khẩu sản phẩm động vật bị biến đổi về màu sắc, mùi vị, tạp nhiễm côn trùng, chảy nước không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y
– Phạt tiền từ 20% đến 25% trị giá lô hàng nhưng không vượt quá 50 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Nhập khẩu động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;
+ Nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ quốc gia, vùng lãnh thổ mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch.
– Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành các biện pháp xử lý vệ sinh thú y theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với động vật, sản phẩm động vật bị nhiễm mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc thực hiện việc nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật đúng cửa khẩu hoặc buộc tái xuất đối với hành vi vi phạm nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật không đúng cửa khẩu;
+ Buộc tiêu huỷ sản phẩm động vật đối với hành vi nhập khẩu sản phẩm thủy sản ở dạng tươi sống và nhập cảnh hoặc quá cảnh lãnh thổ Việt Nam khi mang theo sản phẩm động vật tươi sống, sơ chế hoặc chế biến từ quốc gia, vùng lãnh thổ đang có dịch bệnh động vật nguy hiểm trên loài động vật đó
+ Buộc tái xuất động vật, sản phẩm động vật đối với các hành vi vi phạm: Nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật không đúng nguồn gốc xuất xứ theo đăng ký, khai báo kiểm dịch và nhập khẩu sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm tại cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến không có tên đăng ký xuất khẩu vào Việt Nam
+ Buộc tái xuất hoặc xử lý nhiệt chuyển đổi mục đích sử dụng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 7 Điều 15 Nghị định 90/2017/NĐ-CP;
+ Buộc tái xuất hoặc xử lý vệ sinh thú y sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều 15 Nghị định 90/2017/NĐ-CP;
+ Buộc tái xuất hoặc tiêu huỷ động vật, sản phẩm động vật, bệnh phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6, điểm c khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 15 Nghị định 90/2017/NĐ-CP.
Kết luận: Khi tiến hành thủ tục Kiểm dịch đối với động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật; sản phẩm động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm, cá nhân, tổ chức cần lưu ý các quy định tại Luật thú y 2015, Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mẫu, thực hiện tại đây:
Kiểm dịch đối với động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật; sản phẩm động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm