2. Chấm dứt hoạt động Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Posted on

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của các thương nhân nước ngoài tại Việt Nam sẽ phát sinh thủ tục chấm dứt hoạt động Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam theo quy định pháp luật. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó theo Luật Thương mại 2005, Nghị định số 07/2016/NĐ-CP, Thông tư số 11/2016/TT-BCT như sau:

1. Một số khái niệm cơ bản

Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (khoản 7 Điều 3 Luật thương mại 2005).

 Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận (khoản 1 Điều 16 Luật thương mại 2005).

Lưu ý:

Thương nhân nước ngoài được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định (khoản 2 Điều 16 Luật thương mại 2005).

Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam (khoản 3  Điều 16 Luật thương mại 2005).

2. Quyền thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Quyền thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (Điều 3 Nghị định  07/2016/NĐ-CP):

– Thương nhân nước ngoài được thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam theo cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

– Một thương nhân nước ngoài không được thành lập nhiều hơn một Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh có cùng tên gọi trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Lưu ý:

Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam (Điều 4 Nghị định  07/2016/NĐ-CP).

3. Các trường hợp chấm dứt hoạt động Chi nhánh

Chi nhánh chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau (Điều 35 Nghị định số 07/2016/NĐ-CP):

– Theo đề nghị của thương nhân nước ngoài.

– Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh.

– Hết thời hạn hoạt động theo Giấy phép thành lập Chi nhánh mà thương nhân nước ngoài không đề nghị gia hạn.

– Hết thời gian hoạt động theo Giấy phép thành lập Chi nhánh mà không được Cơ quan cấp Giấy phép đồng ý gia hạn.

– Bị thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh theo quy định tại Điều 44 Nghị định số 07/2016/NĐ-CP.

– Thương nhân nước ngoài, Chi nhánh không còn đáp ứng một trong những điều kiện quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định số 07/2016/NĐ-CP.

4. Các nghĩa vụ liên quan đến việc chấm dứt hoạt động Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Các nghĩa vụ liên quan đến việc chấm dứt hoạt động Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam như sau (Điều 38 Nghị định số 07/2016/NĐ-CP):

– Thương nhân nước ngoài, Chi nhánh phải niêm yết công khai về việc chấm dứt hoạt động tại trụ sở của Chi nhánh và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật khi Chi nhánh chấm dứt hoạt động.

– Thương nhân nước ngoài có Chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật.

Kết luận: Khi chấm dứt hoạt động Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật Thương mại 2005, Nghị định số 07/2016/NĐ-CP, Thông tư số 11/2016/TT-BCT.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Chấm dứt hoạt động Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam