14. Thủy lợi Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi trừ xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, trong thời hạn quy định, Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục Thủy lợi Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi trừ xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này theo Luật thủy lợi 2017, Nghị định 67/2018/NĐ-CP, Nghị định 104/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 65/2019/NĐ-CP.
1. Căn cứ cấp phép
Theo Điều 15 Nghị định 67/2018/NĐ-CP, Việc cấp giấy phép đối với hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ phải căn cứ:
– Nhiệm vụ công trình thủy lợi;
– Hồ sơ thiết kế và hiện trạng của công trình thủy lợi;
– Quy hoạch thủy lợi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch thủy lợi được duyệt thì căn cứ vào thiết kế của công trình thủy lợi và bảo đảm không ảnh hưởng đến an toàn và vận hành công trình thủy lợi.
2. Thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hoạt động (Điều 16 Nghị định 67/2018/NĐ-CP)
– Đối với công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi mà việc khai thác, bảo vệ liên quan từ hai tỉnh trở lên:
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động quy định tại Điều 13 Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại điểm a Khoản này.
+ Đối với công trình thủy lợi khác:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động quy định tại Điều 13 Nghị định này.
Lưu ý: Thời hạn của giấy phép (Điều 18 Nghị định 67/2018/NĐ-CP)
– Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có thời hạn tối đa là 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 03 năm.
-Cơ quan cấp giấy phép quyết định việc thay đổi thời hạn của giấy phép trong trường hợp công trình thủy lợi có nguy cơ mất an toàn; hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình ảnh hưởng đến vận hành công trình; công trình thủy lợi không còn khả năng tiếp nhận nước thải.
3. Cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ
3.1 Điều chỉnh nội dung giấy phép (Điều 20 Nghị định 67/2018/NĐ-CP)
– Các nội dung quy định trong giấy phép được điều chỉnh, gồm:
+ Phạm vi hoạt động;
+ Quy mô, công suất, thông số chủ yếu của các hoạt động đề nghị cấp phép;
+ Vị trí, lưu lượng, phương thức, chế độ xả nước thải vào công trình thủy lợi.
– Thủ tục điều chỉnh:
Lưu ý: Trong thời hạn sử dụng giấy phép, tổ chức, cá nhân đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép cho hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi lập hồ sơ điều chỉnh và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định này.
3.2 Trình tự, thủ tục cấp giấy phép (Điều 21 Nghị định 67/2018/NĐ-CP)
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
– Thời hạn cấp giấy phép: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
3.3 Trình tự, thủ tục cấp gia hạn, Điều chỉnh nội dung giấy phép (Điều 29 Nghị định 67/2018/NĐ-CP)
– Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Trường hợp đề nghị gia hạn giấy phép phải nộp hồ sơ trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất 45 ngày.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
– Thời hạn cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ Điều kiện thì cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
4. Xử phạt vi phạm hành chính (Điều 19 Nghị định 104/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 65/2019/NĐ-C)
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động sai nội dung quy định trong giấy phép Xả nước thải vào công trình thủy lợi.
– Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định trong giấy phép Xả nước thải vào công trình thủy lợi.
Kết luận: Khi tiến hành thủ tục Thủy lợi Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi trừ xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh, cá nhân, tổ chức cần lưu ý các quy định tại Luật thủy lợi 2017, Nghị định 67/2018/NĐ-CP, Nghị định 104/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 65/2019/NĐ-CP.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:
Thủy lợi Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi trừ xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh