4. Thẩm định, phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi
Trong quá trình hoạt động các cá nhận, tổ chức có thể thực hiện thủ tục Thẩm định, phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó qua Luật Thủy lợi 2017 (sửa đổi, bổ sung 2020), Nghị định 114/2018/NĐ-CP.
1. Khái niệm
Đập, hồ chứa thủy lợi là đập, hồ chứa nước được xây dựng với mục đích chính là cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt kết hợp cắt, giảm lũ. Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 114/2018/NĐ-CP.
2. Nội dung thẩm định
Theo khoản 3 Điều 19 Nghị định 114/2018/NĐ-CP, nội dung thẩm định bao gồm:
– Kiểm tra cơ sở pháp lý của hồ sơ;
– Kiểm tra, đánh giá độ tin cậy các tài liệu sử dụng;
– Nhận xét, đánh giá tính hợp lý của hồ sơ.
3. Trình tự, thủ tục thẩm định
Theo khoản 4 Điều 19 Nghị định 114/2018/NĐ-CP, trình tự, thủ tục thẩm định được quy định thẩm định như sau:
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt đề cương kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, trường hợp đủ điều kiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt; trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt và thông báo lý do bằng văn bản.
4. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, phê duyệt
Theo khoản 2 Điều 19 Nghị định 114/2018/NĐ-CP, cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, phê duyệt được quy định như sau:
– Tổng cục Thủy lợi tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, phê duyệt hoặc trình chủ sở hữu đập, hồ chứa nước phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi quan trọng đặc biệt và đập, hồ chứa thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ có liên quan đến 02 tỉnh trở lên;
– Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, phê duyệt hoặc trình chủ sở hữu đập, hồ chứa nước phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi lớn, vừa trên địa bàn và đập, hồ chứa thủy lợi nhỏ liên quan đến 02 huyện trở lên, trừ đập, hồ chứa nước nêu trên;
– Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy lợi cấp huyện tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, phê duyệt hoặc trình chủ sở hữu đập, hồ chứa nước phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi nhỏ trên địa bàn trừ đập, hồ chứa nước nêu trên.
Kết luận: Khi thực hiện Thẩm định, phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi cần gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời lưu ý các yêu cầu quy định tại Luật Thủy lợi 2017 (sửa đổi, bổ sung 2020), Nghị định 114/2018/NĐ-CP.
Chi tiết trình tư, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:
Thẩm định, phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi