14. Công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng

Posted on

Sau đây Dữ Liệu Pháp Lý sẽ nêu ra được quy định về hoạt động thủy sản; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động thủy sản hoặc có liên quan đến hoạt động thủy sản; quản lý nhà nước về thủy sản trong Công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng được cụ thể hóa nội dung này dựa trên những quy định của Luật Thủy sản 2017, Nghị định 26/2019/NĐ-CP.

1. Một số khái niệm cơ bản:

Đồng quản lý là phương thức quản lý, trong đó Nhà nước chia sẻ quyền hạn, trách nhiệm với tổ chức cộng đồng tham gia quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản (khoản 4 Điều 3 Luật Thủy sản 2017).

Tổ chức cộng đồng tham gia đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản (sau đây gọi là tổ chức cộng đồng) là tổ chức do các thành viên tự nguyện tham gia, cùng nhau quản lý, chia sẻ lợi ích, bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực địa lý xác định, có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và giao quyền tham gia đồng quản lý. (khoản 5 Điều 3 Luật Thủy sản 2017).

2. Công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng

2.1. Điều kiện để tổ chức cộng đồng được công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

– Thành viên là các hộ gia đình, cá nhân sinh sống và được hưởng lợi từ nguồn lợi thủy sản tại khu vực đó;

– Đăng ký tham gia đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại một khu vực địa lý xác định chưa được giao quyền quản lý cho tổ chức, cá nhân khác;

– Có phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản, quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng. (Khoản 1 Điều 10 Luật Thủy sản 2017)

2.2. Thẩm quyền công nhận và giao quyền quản lý:

– Nguồn lợi thủy sản tại khu vực thuộc địa bàn từ hai huyện trở lên: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

– Nguồn lợi thủy sản tại khu vực thuộc địa bàn quản lý: Ủy ban nhân dân cấp huyện

– Nguồn lợi thủy sản tại khu vực thuộc địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hiệp thương quyết định. (Khoản 2 Điều 10 Luật Thủy sản 2017)

2.3. Nội dung chủ yếu của quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng:

– Tên tổ chức và tên người đại diện của tổ chức cộng đồng;

– Phạm vi quyền quản lý được giao;

– Vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao;

– Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng. (Khoản 3 Điều 10 Luật Thủy sản 2017)

2.4. Quyền và trách nhiệm:

2.4.1. Đối với cơ quan nhà nước:

– Quyết định công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

– Hỗ trợ tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý;

– Kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức cộng đồng;

– Sửa đổi, bổ sung, thu hồi quyết định công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

– Thực hiện quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. (Khoản 4 Điều 10 Luật Thủy sản 2017)

2.4.2. Đối với tổ chức cộng đồng:

Tổ chức cộng đồng có các quyền sau:

– Tổ chức, quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản, bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản, du lịch giải trí gắn với hoạt động thủy sản trong khu vực được giao quyền quản lý;

– Thực hiện tuần tra, kiểm tra hoạt động nuôi trồng thủy sản, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong khu vực được giao quyền quản lý; yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm;

– Ngăn chặn hành vi vi phạm trong khu vực được giao quyền quản lý theo quy định của pháp luật và quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng;

– Được tham vấn đối với dự án, hoạt động có liên quan trực tiếp đến hệ sinh thái hoặc nguồn lợi thủy sản trong khu vực được giao quản lý;

– Hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật;

– Thành lập quỹ cộng đồng. (Khoản 5 Điều 10 Luật Thủy sản 2017)

Tổ chức cộng đồng có các trách nhiệm sau:

– Thực hiện đúng các nội dung được ghi trong quyết định công nhận và giao quyền quản lý quy định tại Luật Thủy sản 2017;

– Chấp hành quy định của pháp luật về hoạt động thủy sản; việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

– Phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện tuần tra, kiểm tra, thanh tra, điều tra, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm trong khu vực được giao;

– Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động của tổ chức cộng đồng theo quy định. (Khoản 6 Điều 10 Luật Thủy sản 2017)

3. Sửa đổi, bổ sung; thu hồi quyết định Công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng:

3.1. Sửa đổi, bổ sung quyết định Công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng:

Quyết định công nhận và giao quyền quản lý được sửa đổi, bổ sung trong trường hợp có thay đổi nội dung. (Khoản 8 Điều 10 Luật Thủy sản 2017)

3.2. Thu hồi quyết định Công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng:

– Bị tẩy, xóa, sửa chữa nội dung của quyết định;

– Tổ chức cộng đồng giải thể theo quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng hoặc theo quy định của pháp luật;

– Tổ chức cộng đồng không thực hiện đúng phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản hoặc quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng;

– Phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh hoặc công cộng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi quyết định. (Khoản 7 Điều 10 Luật Thủy sản 2017)

4. Trình tự công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng

4.1. Trình tự công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng (khoản 2 Điều 5 Nghị định 26/2019/NĐ-CP) như sau:

– Đại diện tổ chức cộng đồng gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 26/2019/NĐ-CP đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Thủy sản 2017;

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thông báo Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và khu dân cư nơi dự kiến thực hiện đồng quản lý;

– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông báo theo quy định tại điểm b khoản này, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu cần), ban hành quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng theo Mu số 06.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không công nhận và không giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

4.2. Trình tự sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng (khoản 5 Điều 5 Nghị định 26/2019/NĐ-CP) như sau:

– Đối với trường hợp thay đổi tên tổ chức cộng đồng, người đại diện tổ chức cộng đồng, Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng: Đại diện tổ chức cộng đồng gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Thủy sản 2017. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền xem xét ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung. Trường hợp không ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;

– Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao; phạm vi quyền được giao; phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản: Thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều Điều 5 Nghị định 26/2019/NĐ-CP;

– Quyết định sửa đổi, bổ sung nội dung Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng theo Mu số 08.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP.

Kết luận: Tổ chức cộng đồng sẽ được công nhận và giao quyền quản lý theo quy định của Luật Thủy sản 2017, Nghị định 26/2019/NĐ-CP.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, thủ tục.

Công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng (thuộc địa bàn quản lí)

Công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng (thuộc địa bản từ hai huyện trở lên)