19. Cấp, cấp lại giấy phép khai thác thủy sản

Posted on

Cấp, cấp lại giấy phép khai thác thủy sản. Sau đây Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể hóa nội dung này dựa trên những quy định của Luật Thủy sản 2017, Nghị định 26/2019/NĐ-CP.

1. Một số khái niệm cơ bản

Khai thác thủy sản là hoạt động đánh bắt hoặc hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản. (khoản 20 Điều 3 Luật Thủy sản 2017).

Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải có Giấy phép khai thác thủy sản. (khoản 1 Điều 50 Luật Thủy sản 2017).

2. Cấp giấy phép khai thác thủy sản

2.1. Điều kiện (khoản 2 Điều 50 Luật Thủy sản 2017)

– Trong hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, đối với khai thác thủy sản trên biển;

– Có nghề khai thác thủy sản không thuộc Danh mục nghề cấm khai thác;

– Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, đối với tàu cá phải đăng kiểm;

– Tàu cá có trang thiết bị thông tin liên lạc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

– Có thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên theo quy định của Chính phủ (được quy định cụ thể tại Điều 44 Nghị định 26/2019/NĐ-CP)

– Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;

– Thuyền trưởng, máy trưởng phải có văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2.2. Nội dung chủ yếu: (khoản 3 Điều 50 Luật Thủy sản 2017)

– Tên tổ chức, cá nhân được cấp phép;

– Số đăng ký tàu cá; tên tàu, hô hiệu, mã số của Tổ chức Hàng hải quốc tế (nếu có);

– Nghề, vùng biển hoặc khu vực được phép khai thác;

– Thời gian hoạt động khai thác của từng nghề;

– Sản lượng cho phép khai thác theo loài (nếu có);

– Cảng cá đăng ký;

– Thời hạn của giấy phép.

Lưu ý: Thời hạn của giấy phép cấp lần đầu không quá thời hạn còn lại của hạn ngạch kể từ ngày cấp. (khoản 6 Điều 50 Luật Thủy sản 2017)

3. Cấp lại giấy phép khai thác thủy sản

– Bị mất, hư hỏng;

– Thay đổi thông tin của tổ chức, cá nhân trong giấy phép; cảng cá đăng ký;

– Giấy phép hết hạn. (khoản 4 Điều 50 Luật Thủy sản 2017)

Lưu ý: Trường hợp cấp lại do giấy phép hết hạn phải đáp ứng điều kiện sau:

– Có nghề khai thác thủy sản không thuộc Danh mục nghề cấm khai thác;

– Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, đối với tàu cá phải đăng kiểm;

– Tàu cá có trang thiết bị thông tin liên lạc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

– Có thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên theo quy định của Chính phủ;

– Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;

– Thuyền trưởng, máy trưởng phải có văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

– Đã nộp nhật ký khai thác theo quy định và tàu cá không thuộc danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố. (khoản 2 Điều 50 Luật Thủy sản 2017)

Lưu ý:

– Thời hạn của giấy phép cấp lại thuộc trường hợp Giấy phép hết hạn không quá thời hạn còn lại của hạn ngạch kể từ ngày cấp

– Thời hạn của giấy phép được cấp lại thuộc trường hợp bị mất, hư hỏng; thay đổi thông tin của tổ chức, cá nhân trong giấy phép; cảng cá đăng ký bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp. (khoản 6 Điều 50 Luật Thủy sản 2017)

4. Thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản

– Bị tẩy, xóa, sửa chữa nội dung của giấy phép;

– Khai thác thủy sản trái phép ngoài vùng biển Việt Nam;

– Tàu cá đã xóa đăng ký;

– Không còn đủ điều kiện quy định về cấp giấy phép khai thác thủy sản. (khoản 4 Điều 50 Luật Thủy sản 2017)

Kết luận: Tổ chức, cá nhân sẽ được cấp, cấp lại giấy phép khai thác thủy sản theo quy định của Luật Thủy sản 2017, Nghị định 26/2019/NĐ-CP.

Chi tiết thủ tục, mẫu đơn xem tại đây:

Cấp, cấp lại giấy phép khai thác thủy sản