44. Đề nghị bãi bỏ hiệu lực của quyết định đình chỉ Quyết định chứng nhận chuẩn đo lường

Posted on

Đề nghị bãi bỏ hiệu lực của quyết định đình chỉ Quyết định chứng nhận chuẩn đo lường là thủ tục hành chính mà cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đề nghị về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – bộ Khoa học và Công nghệ. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó theo Luật đo lường 2011, Nghị định 86/2012/NĐ-CP, Nghị định 119/2017/NĐ-CPThông tư 24/2013/TT-BKHCN.

1. Khái niệm

Đo lường là việc xác định, duy trì giá trị đo của đại lượng cần đo (khoản 1 Điều 3 Luật đo lường năm 2011).

Chuẩn đo lường là phương tiện kỹ thuật để thể hiện, duy trì đơn vị đo của đại lượng đo và được dùng làm chuẩn để so sánh với phương tiện đo hoặc chuẩn đo lường khác (khoản 4 Điều 3 Luật đo lường năm 2011).

Phương tiện đo là phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo (khoản 5 Điều 3 Luật đo lường năm 2011).

2. Yêu cầu đối với chuẩn đo lường để được chứng nhận (Điều 20 Thông tư 24/2013/TT-BKHCN)

2.1 Chuẩn công tác của tổ chức kiểm định được chỉ định đáp ứng các yêu cầu sau đây được chứng nhận là chuẩn đo lường dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2:

– Đã được hiệu chuẩn tại tổ chức hiệu chuẩn được chỉ định theo quy định; giấy chứng nhận hiệu chuẩn phải còn thời hạn có giá trị;

– Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định tại văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam hiện hành;

– Được duy trì, bảo quản, sử dụng theo quy định tại Điều 21 của Thông tư này;

– Phù hợp với lĩnh vực được chỉ định của tổ chức kiểm định được chỉ định.

2.2 Chất chuẩn dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 của tổ chức kiểm định được chỉ định đáp ứng các yêu cầu sau đây được chứng nhận là chuẩn đo lường dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 (sau đây gọi tắt là chuẩn đo lường):

– Đã được thử nghiệm hoặc so sánh tại tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định tại Thông tư này hoặc tại cơ quan quốc gia về chứng nhận chất chuẩn của nước ngoài hoặc tại phòng thí nghiệm đã liên kết chuẩn đo lường tới cơ quan quốc gia về chứng nhận chất chuẩn của nước ngoài; giấy chứng nhận kết quả thử nghiệm hoặc so sánh (Certificate of analysis) phải còn thời hạn giá trị;

– Độ đồng nhất, độ ổn định và giá trị thuộc tính của chất chuẩn bảo đảm phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định tại văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam hiện hành;

– Được duy trì, bảo quản, sử dụng theo quy định tại Điều 21 của Thông tư này;

– Phù hợp với lĩnh vực được chỉ định của tổ chức kiểm định được chỉ định.

3. Hủy bỏ hiệu lực của quyết định chứng nhận chuẩn đo lường

Hủy bỏ hiệu lực một phần hoặc toàn bộ quyết định chứng nhận chuẩn đo lường được áp dụng đối với các trường hợp sau đây (khoản 1 Điều 28 Thông tư 24/2013/TT-BKHCN)

– Quyết định chỉ định của tổ chức kiểm định được chỉ định bị hủy bỏ hiệu lực toàn bộ hoặc hủy bỏ hiệu lực đối với lĩnh vực kiểm định đã chứng nhận cho chuẩn đo lường;

– Quá thời hạn đình chỉ quy định tại Điều 27 của Thông tư 24/2013/TT-BKHCN, tổ chức bị đình chỉ không có hồ sơ đề nghị bãi bỏ hiệu lực của quyết định đình chỉ;

– Tổ chức kiểm định được chỉ định có văn bản đề nghị không tiếp tục sử dụng chuẩn đo lường đã được chứng nhận để thực hiện hoạt động kiểm định.

4. Đình chỉ hiệu lực của quyết định chứng nhận chuẩn đo lường

4.1 Đình chỉ hiệu lực một phần hoặc toàn bộ của quyết định chứng nhận chuẩn đo lường được áp dụng đối với các trường hợp sau đây (khoản 1 Điều 27 Thông tư 24/2013/TT-BKHCN):

– Tổ chức kiểm định được chỉ định bị đình chỉ lĩnh vực kiểm định đã chứng nhận cho chuẩn đo lường;

– Tổ chức kiểm định được chỉ định có văn bản đề nghị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ quyết định chứng nhận chuẩn đo lường đã cấp và nêu rõ lý do đề nghị.

Lưu ý: Thời hạn đình chỉ không được quá sáu (06) tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của quyết định đình chỉ (khoản 2 Điều 27 Thông tư 24/2013/TT-BKHCN).

4.2 Bãi bỏ hiệu lực quyết định định đình chỉ:

Trong thời hạn bị đình chỉ, sau khi hoàn thành việc khắc phục hậu quả, tổ chức bị đình chỉ có quyền lập một (01) bộ hồ sơ đề nghị bãi bỏ hiệu lực của quyết định đình chỉ gửi trực tiếp tại trụ sở Tổng cục hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục (khoản 5 Điều 27 Thông tư 24/2013/TT-BKHCN).

5. Xử phạt vi phạm hành chính

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa nội dung quyết định chứng nhận chuẩn đo lường (điểm đ khoản 2 Điều 24 Nghị định 119/2017/NĐ-CP).

– Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu quyết định chứng nhận chuẩn đo lường (điểm b khoản 3 Điều 24 Nghị định 119/2017/NĐ-CP).

Kết luận: Đề nghị bãi bỏ hiệu lực của quyết định đình chỉ Quyết định chứng nhận chuẩn đo lường là thủ tục hành chính mà cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đề nghị về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – bộ Khoa học và Công nghệ. Trình tự, thủ tục cụ thể được quy định tại Luật đo lường 2011, Nghị định 86/2012/NĐ-CP, Thông tư 24/2013/TT-BKHCN.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mẫu, thực hiện tại đây:

Đề nghị bãi bỏ hiệu lực của quyết định đình chỉ Quyết định chứng nhận chuẩn đo lường