1. Chuyển trẻ em đang được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế
Trẻ em khi không còn cha mẹ; không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang vì sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em sẽ được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội một thời gian, sau đó có thể được chuyển đi nếu có cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thể. Sau đây Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể hóa nội dung này dựa trên những quy định Luật trẻ em 2016, Nghị định 130/2021/NĐ-CP, Nghị định 56/2017/NĐ-CP
1. Một số khái niệm cơ bản
Chăm sóc thay thế là việc tổ chức, gia đình, cá nhân nhận trẻ em về chăm sóc, nuôi dưỡng khi trẻ em không còn cha mẹ; trẻ em không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang nhằm bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em (khoản 3 Điều 4 Luật trẻ em 2016)
Người chăm sóc trẻ em là người đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, bao gồm người giám hộ của trẻ em; người nhận chăm sóc thay thế hoặc người được giao trách nhiệm cùng với cha, mẹ của trẻ em cấp dưỡng, chăm sóc, bảo vệ trẻ em (khoản 4 Điều 4 Luật trẻ em 2016)
2. Các quy định chung về chăm sóc thay thế
Tổ chức, cá nhân khi muốn nhận chăm sóc thay thể trẻ em phải đáp ứng các quy định chung về chăm sóc thay thế cụ thể quy định tại Điều 60, 61, 62, 63 Luật trẻ em 2016
2.1. Các yêu cầu đối với việc thực hiện chăm sóc thay thế
Các yêu cầu đối với việc thực hiện chăm sóc thay thế được quy định tại Điều 60 Luật trẻ em năm 2016 như sau:
– Phải dựa trên nhu cầu, hoàn cảnh, giới tính, dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ của trẻ em và bảo đảm quyền của trẻ em.
– Bảo đảm an toàn cho trẻ em, bảo đảm ổn định, liên tục và gắn kết giữa trẻ em với người
– Phải xem xét ý kiến, nguyện vọng, tình cảm, thái độ của trẻ em tùy theo độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em; trường hợp trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên phải lấy ý kiến của trẻ em.
– Ưu tiên trẻ em được chăm sóc thay thế bởi người thân thích. Trường hợp trẻ em có anh, chị, em ruột thì được ưu tiên sống cùng nhau.
– Bảo đảm duy trì liên hệ, đoàn tụ giữa trẻ em với cha, mẹ, các thành viên khác trong gia đình khi đủ Điều kiện, trừ trường hợp việc liên hệ, đoàn tụ không bảo đảm an toàn, không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
2.2 Các hình thức chăm sóc thay thế
Các hình thức chăm sóc thay thế được quy định tại Điều 61 Luật trẻ em năm 2016 như sau:
– Chăm sóc thay thế bởi người thân thích.
– Chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình không phải là người thân thích.
– Chăm sóc thay thế bằng hình thức nhận con nuôi.
– Chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội.
2.3 Các trường hợp trẻ em cần chăm sóc thay thế
Cac trường hợp trẻ em chăm sóc chăm sóc thay đổi được quy định tại 63 Luật trẻ em năm 2016 như sau:
– Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em không nơi nương tựa.
– Trẻ em không thể sống cùng cha, mẹ vì sự an toàn của trẻ em; cha, mẹ không có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em hoặc chính là người xâm hại trẻ em.
– Trẻ em bị ảnh hưởng của thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang cần được ưu tiên bảo vệ.
– Trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ.
2.4 Điều kiện chăm sóc thay thế của cá nhân, tổ chức
Điều kiện chăm sóc thay thế của cá nhân, tổ chức được quy định tại Điều 64 Luật trẻ em năm 2016 như sau:
– Cá nhân, người đại diện gia đình là người cư trú tại Việt Nam; có sức khỏe và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có tư cách đạo đức tốt; không bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em; không bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình, dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật, mua, bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em;
– Có chỗ ở và Điều kiện kinh tế phù hợp, bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em;
– Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em; có sự đồng thuận giữa các thành viên trong gia đình về việc nhận chăm sóc trẻ em; các thành viên trong gia đình không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em;
– Người thân thích nhận trẻ em chăm sóc thay thế phải là người thành niên; các trường hợp khác phải hơn trẻ em từ 20 tuổi trở lên.
3. Chuyển trẻ em đang được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, gia đình nhận trẻ em làm con nuôi
Trẻ em thuộc các trường hợp được chăm sóc thay thế đang được chăm sóc tại cơ sở trợ giúp xã hội sẽ được chuyển đển cho cá nhân, gia đình chăm sóc nếu cá nhân gia đình đó nhận chăm sóc và đáp ứng các điều kiện theo quy định, cụ thể tại Điều 45 Nghị định 56/2017/NĐ-CP như sau:
– Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm lập danh sách và hồ sơ trẻ em có nhu cầu tìm cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đối với cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý cấp huyện.
– Người đúng đầu cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế thông báo tình hình của trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, tổ chức cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế tiếp xúc với trẻ em và đưa trẻ em đến nhà của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế để trẻ em làm quen với môi trường mới
– Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét các điều kiện của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, nếu đủ điều kiện, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định giao trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế. Ủy ban nhân dân cấp xã gửi quyết định giao trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để làm cơ sở chấm dứt việc chăm sóc thay thế cho trẻ em tại cơ sở trợ giúp xã hội. Việc giao, nhận trẻ em được thực hiện khi có quyết định chăm sóc thay thế của Ủy ban nhân dân cấp xã và quyết định chấm dứt chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội.
Lưu ý: Trường hợp phải lấy ý kiến, nguyện vọng của trẻ em về cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế trong trường hợp trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên. (khoản 1 Điều 42 Nghị định 56/2017/NĐ-CP)
4. Chấm dứt việc chăm sóc thay thế
Trường hợp khi đã nhận chăm sóc thay thế nhưng nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 69 Luật trẻ em 2016 thì cá nhân, gia đình sẽ chấm dứt việc chăm sóc thay thế như sau:
– Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế không còn đủ Điều kiện chăm sóc trẻ em theo quy định
– Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế vi phạm quy định gây tổn hại cho trẻ em được nhận chăm sóc thay thế;
– Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế đề nghị chấm dứt việc chăm sóc trẻ em;
– Trẻ em đang được chăm sóc thay thế có hành vi cố ý xâm phạm nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cá nhân, thành viên gia đình nhận chăm sóc thay thế;
– Trẻ em trở về đoàn tụ gia đình khi gia đình bảo đảm an toàn, có đủ Điều kiện thực hiện quyền của trẻ em.
Lưu ý:
– Trường hợp cá nhân hoặc thành viên trong gia đình nhận chăm sóc thay thế xâm hại trẻ em thì phải chuyển ngay trẻ em ra khỏi cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế và áp dụng các biện pháp bảo vệ trẻ em theo quy định
– Trường hợp trẻ em muốn chấm dứt việc chăm sóc thay thế, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền và người nhận chăm sóc thay thế có trách nhiệm xem xét để quyết định chấm dứt chăm sóc thay thế vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
5. Xử lý vi phạm
Điều 32 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi. Cụ thể:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để thực hiện hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác;
+ Lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi.
Ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 1 Điều này;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại điểm b khoản 1 Điều này;
+ Buộc chấm dứt việc nhận chăm sóc thay thế, chuyển hình thức chăm sóc thay thế trẻ em phù hợp đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 1 Điều này.
Kết luận: Trẻ em khi không còn cha mẹ; không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang vì sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em sẽ được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội một thời gian, sau đó có thể được chuyển đi nếu có cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thể theo quy định tại Luật trẻ em 2016, Nghị định 130/2021/NĐ-CP, Nghị định 56/2017/NĐ-CP
Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mâu, thực hiện tại đây
Chuyển trẻ em đang được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế