10. Chỉ định lại tổ chức, cá nhân khảo nghiệm DUS giống cây trồng được bảo hộ
Chỉ định lại tổ chức, cá nhân khảo nghiệm DUS giống cây trồng được bảo hộ là thủ tục hành chính mà cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đề nghị về Cục Trồng trọt – Bộ NN-PTNT để được cấp Chỉ định lại tổ chức, cá nhân khảo nghiệm DUS giống cây trồng được bảo hộ. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó theo Nghị định 98/2011/NĐ-CP, Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT.
1. Một số khái niệm cơ bản
Chọn tạo giống cây trồng là quá trình lai hữu tính, gây đột biến hoặc áp dụng phương pháp khác để tạo các biến dị nhân tạo và chọn lọc tìm ra biến dị phù hợp với yêu cầu của sản xuất (khoản 1 Điều 3 Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT)
Phát hiện và phát triển giống cây trồng (khoản 2 Điều 3 Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT)
– Phát hiện là hoạt động chọn lọc tìm ra biến dị tự nhiên có sẵn trong quần thể một giống cây trồng hoặc tìm ra nguồn gen mới có sẵn trong tự nhiên;
– Phát triển là quá trình nhân và đánh giá để chọn ra biến dị hoặc nguồn gen phù hợp với yêu cầu của sản xuất.
2. Điều kiện của tổ chức, cá nhân khảo nghiệm được chỉ định
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 98/2011/NĐ-CP ghi nhận tổ chức, cá nhân khảo nghiệm được chỉ định phải có đủ các điều kiện sau:
– Có chức năng khảo nghiệm hoặc nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng;
– Có địa điểm và diện tích đất phù hợp để bố trí thí nghiệm khảo nghiệm theo yêu cầu khảo nghiệm đối với loài cây trồng được chỉ định khảo nghiệm;
– Có thiết bị chuyên ngành hoặc có hợp đồng với tổ chức, cá nhân khác để phân tích, đánh giá các chỉ tiêu theo yêu cầu khảo nghiệm đối với loài cây trồng được chỉ định khảo nghiệm;
– Có ít nhất một (01) cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học chuyên ngành trồng trọt, giống cây trồng hoặc đã trực tiếp làm công tác khảo nghiệm kỹ thuật ít nhất hai (02) năm;
– Có bộ mẫu chuẩn của các giống cây trồng được biết đến rộng rãi thuộc loài cây trồng được chỉ định khảo nghiệm.
3. Kiểm tra hoạt động của tổ chức, cá nhân khảo nghiệm DUS được chỉ định
Theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT ghi nhận như sau:
– Tần xuất kiểm tra ít nhất là 02 năm/01 lần, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất;
– Cục trưởng Cục Trồng trọt thành lập Đoàn kiểm tra gồm 02-03 người tiến hành kiểm tra tại chỗ;
– Kiểm tra tại chỗ được thực hiện tại cơ quan khảo nghiệm DUS và tại ít nhất một (01) thí nghiệm khảo nghiệm DUS. Kết quả kiểm tra là căn cứ để duy trì, cảnh báo, đình chỉ, huỷ bỏ hiệu lực của quyết định chỉ định;
– Nội dung kiểm tra: kiểm tra sự phù hợp của tổ chức, cá nhân khảo nghiệm DUS với các điều kiện được chỉ định; sự phù hợp của thí nghiệm khảo nghiệm với quy phạm khảo nghiệm DUS; hồ sơ và kết quả khảo nghiệm;
– Trường hợp tổ chức, cá nhân khảo nghiệm có sai lỗi phải thực hiện ngay các hành động khắc phục và báo cáo kết quả về Cục Trồng trọt theo thời gian quy định tại biên bản kiểm tra;
Cục Trồng trọt thẩm định kết quả khắc phục căn cứ theo báo cáo khắc phục của tổ chức, cá nhân khảo nghiệm DUS; khi cần thiết thì tổ chức kiểm tra lại tại chỗ.
Lưu ý:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT đình chỉ quyết định chỉ định trong trường hợp có sai lỗi về kỹ thuật nhưng có thể khắc phục được và chưa gây hậu quả nghiêm trọng gồm:
– Các hành động khắc phục trong biên bản kiểm tra không được thực hiện đầy đủ;
– Các ý kiến khiếu nại về kết quả khảo nghiệm là do sai lỗi của tổ chức, cá nhân khảo nghiệm nhưng không được khắc phục;
– Không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
Kết luận:
Chỉ định lại tổ chức, cá nhân khảo nghiệm DUS giống cây trồng được bảo hộ là thủ tục hành chính mà cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đề nghị về Cục Trồng trọt – Bộ NN-PTNT để được cấp Chỉ định lại tổ chức, cá nhân khảo nghiệm DUS giống cây trồng được bảo hộ quy định tại Nghị định 98/2011/NĐ-CP, Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mẫu, thực hiện tại đây:
Chỉ định lại tổ chức, cá nhân khảo nghiệm DUS giống cây trồng được bảo hộ