19. Chấp nhận sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng
Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng đối khi có sai sót, người làm đơn muốn sửa đổi, bổ sung cần được chấp nhận thì đơn đăng ký mới có hiệu lực. Sau đây, Dữ liệu pháp lý sẽ đề cập các quy định chấp nhận sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2019; Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT.
1. Khái niệm
Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu (khoản 5 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009).
Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được (khoản 24 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009).
Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng (khoản 25 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009).
2. Điều kiện chung đối với giống cây trồng được bảo hộ
Căn cứ theo Điều 158 Luật Sở hữu trí tuệ 2005:
Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.
3. Điều kiện chấp nhận sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng
Căn cứ theo Điều 179 Luật Sở hữu trí tuệ 2005:
Trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng thông báo từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng hoặc quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng, người đăng ký có các quyền sau đây:
– Sửa đổi, bổ sung đơn nhưng không được làm thay đổi bản chất đơn đăng ký bảo hộ;
– Yêu cầu ghi nhận thay đổi tên, địa chỉ của người đăng ký (sửa chữa sai lỗi chính tả về tên, địa chỉ)
– Yêu cầu ghi nhận thay đổi người đăng ký do chuyển nhượng đơn theo hợp đồng hoặc thừa kế, kế thừa;
4. Hệ quả pháp lý không chấp nhận sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng
Trường hợp người nộp đơn khi thay đổi bản chất của đơn (thay đổi chủ sở hữu, tác giả giống, giống đăng ký), không được chấp nhận sửa đổi, bổ sung đăng đăng ký bảo hộ giống cây trồng. Người đăng ký phải nộp đơn lại từ đầu theo quy định.
(theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT)
Kết luận: Việc chấp nhận sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:
Chấp nhận sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng