22. Cấp giấy phép xuất khẩu nguồn gen cây trồng phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học kỹ thuật
Cá nhân, tổ chức xuất khẩu nguồn gen cây trồng phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học kỹ thuật cần phải có giấy phéo xuất khẩu. Dưới đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ đề cập quy định về cấp giấy phép xuất khẩu nguồn gen cây trồng phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học kỹ thuật theo Pháp lệnh giống cây trồng số 14/2004/PL- UBTVQH11, Nghị định 59/2017/NĐ-CP, Nghị định 31/2016/NĐ-CP, Thông tư 43/2018/TT-BNNPTNT.Luật Trồng trọt 2018, Nghị định 69/2018/NĐ-CP, Nghị định 31/2016/NĐ-CP , Thông tư 43/2018/TT-BNNPTNT. , Nghị định 59/2017/NĐ-CP
1. Khái niệm
Nguồn gen giống cây trồng bao gồm nguồn gen từ giống cây trồng đã được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành; giống cây trồng đã tồn tại phổ biến trong sản xuất, giống cây trồng đặc sản, giống cây trồng bản địa, giống cây trồng nhập khẩu chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành. (Khoản 1 Điều 11 Luật Trồng trọt 2018)
“Giấy phép tiếp cận nguồn gen” là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho Bên tiếp cận để thực hiện các hoạt động tiếp cận nguồn gen với các mục đích: nghiên cứu không vì mục đích thương mại; nghiên cứu vì mục đích thương mại; phát triển sản phẩm thương mại (khoản 7 Điều 3 Nghị định 59/2017/NĐ-CP).
Lưu ý: Việc xuất khẩu, nhập khẩu nguồn gen cây trồng phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Nghị định 59/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen. (Điều 6 Thông tư 43/2018/TT-BNNPTNT)
2. Nguyên tắc trong quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen (Điều 4 Nghị định 59/2017/NĐ-CP)
– Nhà nước Việt Nam thực hiện chủ quyền đối với toàn bộ nguồn gen trên lãnh thổ quốc gia.
– Bên tiếp cận là tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được thực hiện hoạt động tiếp cận nguồn gen khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép.
– Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển nguồn gen.
– Việc chia sẻ lợi ích từ sử dụng nguồn gen phải đảm bảo công bằng, hợp lý giữa các bên có liên quan và góp phần quản lý hiệu quả tài nguyên sinh học, thúc đẩy các quá trình nghiên cứu khoa học và thương mại hóa nguồn gen, chú trọng đến vai trò của cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên di truyền.
3. Cấp giấy phép
3.1 Thẩm quyền cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 59/207/NĐ-CP)
3.2 Yêu cầu đối với học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh, tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam đưa nguồn gen ra nước ngoài (Điều 20 Nghị định 59/2017/NĐ-CP)
– Học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam có nhu cầu đưa nguồn gen ra nước ngoài phục vụ học tập nộp hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; gửi qua đường bưu điện hoặc đăng ký điện tử.
– Tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam có nhu cầu đưa nguồn gen ra nước ngoài để tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá không vì mục đích thương mại nộp hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định này theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; gửi qua đường bưu điện hoặc đăng ký điện tử.
– Đối với nguồn gen đề nghị đưa ra nước ngoài thuộc danh mục nguồn gen tiếp cận, sử dụng có điều kiện, tổ chức, cá nhân phải gửi kèm theo ý kiến bằng văn bản của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép đưa nguồn gen ra nước ngoài phục vụ học tập, nghiên cứu không vì mục đích thương mại theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 59/2017/NĐ-CP. Trường hợp từ chối, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho đối tượng đăng ký, đồng thời nêu rõ lý
4. Xử phạt vi phạm hành chính
Vi phạm quy định về xuất khẩu nguồn gen, giống cây trồng quý hiếm (Điều 8 Nghị định 31/2016/NĐ-CP):
4.1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm xuất khẩu quá số lượng đối với từng nguồn gen cây trồng quý hiếm so với văn bản đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4.2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm xuất khẩu không đúng tên nguồn gen cây trồng quý hiếm so với văn bản đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4.3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm xuất khẩu nguồn gen quý hiếm mà không được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4.4 Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm xuất khẩu giống cây trồng thuộc Danh Mục giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu.
4.5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 Nghị định 31/2016/NĐ-CP.
4.6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 Nghị định 31/2016/NĐ-CP.
Kết luận: Cấp giấy phép xuất khẩu nguồn gen cây trồng phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học kỹ thuật tuân theo theo Luật Trồng trọt 2018, Nghị định 69/2018/NĐ-CP, Nghị định 31/2016/NĐ-CP , Thông tư 43/2018/TT-BNNPTNT. , Nghị định 59/2017/NĐ-CP.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mẫu, thực hiện xem tại đây:
Cấp giấy phép xuất khẩu nguồn gen cây trồng phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học kỹ thuật