28. Cấp phép nhập khẩu giống cây trồng chưa được cấp Quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế (bao gồm cả giống cây trồng biến đổi gen được nhập khẩu với mục đích khảo nghiệm để đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng).

Posted on

Dựa trên những quy định tại Luật trồng trọt 2018Nghị định số 94/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật trồng trọt về giống cây trồng và canh tác, Dữ liệu pháp lý sẽ cung cấp những thông tin về việc cấp phép nhập khẩu giống cây trồng chưa được cấp Quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế (bao gồm cả giống cây trồng biến đổi gen được nhập khẩu với mục đích khảo nghiệm để đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng).

1. Khái niệm

– Căn cứ Khoản 5 Điều 2 Luật trồng trọt 2018 quy định:

Giống cây trồng là một quần thể cây trồng có thể phân biệt được với quần thể cây trồng khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất là một đặc tính và di truyền được cho đời sau; đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống; có giá trị canh tác, giá trị sử dụng; bao gồm giống cây nông nghiệp, giống cây dược liệu, giống cây cảnh và giống nấm ăn.

– Căn cứ Khoản 13 Điều 2 Luật trồng trọt 2018 quy định:

Khảo nghiệm giống cây trồng là hoạt động theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu xác định tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định, giá trị canh tác, giá trị sử dụng của giống cây trồng theo phương pháp nhất định.

2. Quy định về việc cấp phép nhập khẩu giống cây trồng chưa được cấp Quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành.

Giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành chỉ được nhập khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế và phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép. (Khoản 2 Điều 29 Luật Trồng trọt 2018)

3. Thời hạn

Căn cứ Khoản 2 Điều 12 Nghị định 94/2019/NĐ-CP quy định:

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ; thông báo cho tổ chức, cá nhân trong trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung. Trường hợp tổ chức, cá nhân không hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Trồng trọt, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp lại hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định, cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng theo Mẫu số 03.XK Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này; đăng tải thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Trồng trọt. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lưu ý: Khoản 3 Điều 12 Nghị định 94/2019/NĐ-CP quy định Giống cây trồng biến đổi gen sau khi được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học, Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học được nhập khẩu với mục đích khảo nghiệm để đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này; Điều 4 Nghị định này và Điều 15 của Luật Trồng trọt.

Kết luận: Khi tiến hành cấp phép nhập khẩu giống cây trồng chưa được cấp Quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế (bao gồm cả giống cây trồng biến đổi gen được nhập khẩu với mục đích khảo nghiệm để đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng), các tổ chức, cá nhân cần lưu ý các quy định tại Luật trồng trọt 2018Nghị định số 94/2019/NĐ-CP.

Chi tiết trình tư, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Cấp phép nhập khẩu giống cây trồng chưa được cấp Quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế (bao gồm cả giống cây trồng biến đổi gen được nhập khẩu với mục đích khảo nghiệm để đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng).