3. Xét tuyển đặc cách viên chức

Posted on

Xét tuyển đặc cách viên chức là trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng viên chức, được người nhiều chú trọng đến. Tuy nhiên, việc xét tuyển đặc cách viên chức chỉ được thực hiện với những đối tượng đủ điều kiện đáp ứng do pháp luật quy định. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý xin được cụ thể nội dung theo những Luật Viên chức 2010, Nghị định 115/2020/NĐ-CP, Nghị định 161/2018/NĐ-CP, Thông tư 15/2012/TT-BNV như sau:

1. Một số khái niệm cơ bản

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật (Điều 2 Luật Viên chức 2010).

2. Phân loại viên chức

Phân loại viên chức quy định tại Điều 3 Nghị định 115/2020/NĐ-CP như sau:

– Theo chức trách, nhiệm vụ, viên chức được phân loại như sau:

+ Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý;

+ Viên chức không giữ chức vụ quản lý là người chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập.

– Theo trình độ đào tạo, viên chức được phân loại như sau:

+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo tiến sĩ;

+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo thạc sĩ;

+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo đại học;

+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo cao đẳng;

+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp.

3. Xét tuyển đặc cách

Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức quy định tại Điều 4 Nghị định 115/2020/NĐ-CP và theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức được xem xét tiếp nhận vào viên chức đối với các trường hợp sau (khoản 7 Điều 2 Nghị định 161/2018/NĐ-CP):

– Các trường hợp có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn), gồm:

+ Người ký hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp ngoài công lập;

+ Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (quân đội, công an) và người làm công tác cơ yếu;

+ Cán bộ, công chức cấp xã;

+ Người đang làm việc tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

– Người có tài năng, năng khiếu đặc biệt phù hợp với vị trí việc làm trong các ngành, lĩnh vực: Văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, các ngành nghề truyền thống.

– Trường hợp đã là cán bộ, công chức, viên chức, sau đó được cấp có thẩm quyền đồng ý chuyển đến làm việc tại lực lượng vũ trang, cơ yếu, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Lưu ý:

– Việc tiếp nhận vào viên chức đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này để bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng trở lên trong đơn vị sự nghiệp công lập thì quy trình tiếp nhận vào viên chức quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện đồng thời với quy trình về công tác bổ nhiệm viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý viên chức không phải ban hành quyết định tiếp nhận vào viên chức mà quyết định bổ nhiệm đồng thời là quyết định tuyển dụng viên chức (khoản 7 Điều 2 Nghị định 161/2018/NĐ-CP).

– Trường hợp người được tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức theo quy định tại Nghị định này được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm thì thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trước ngày tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức (nếu có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) được tính để làm căn cứ xếp lương theo chức danh nghề nghiệp phù hợp với vị trí việc làm được tuyển dụng (khoản 7 Điều 2 Nghị định 161/2018/NĐ-CP).

Kết luận: Để nộp hồ sơ xét tuyển đặc cách viên chức, bạn cần đáp ứng điều kiện đăng ký dự tuyển và thuộc trong các trường hợp được xét đặc cách tại Nghị định 115/2020/NĐ-CP tuyển dụng và quản lý viên chức và các văn bản khác như Luật Viên chức 2010, Nghị định 161/2018/NĐ-CP, Thông tư 15/2012/TT-BNV.

Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:

Xét tuyển đặc cách viên chức