32. Thu hồi Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

Posted on

Trong quá trình hoạt động, các cá nhận, tổ chức có thể bị Thu hồi Giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, Nghị định 71/2018/NĐ-CP, Thông tư 13/2018/TT-BCT, Thông tư 42/2019/TT-BCT.

1. Khái niệm

Vật liệu nổ, theo quy định tại khoản 7 điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ, bao gồm:

Thuốc nổ là hóa chất hoặc hỗn hợp chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của xung kích thích;

Phụ kiện nổ là kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo xung kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ.

 Vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích kinh tế, dân sự. Theo quy định tại khoản 8 điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.

Hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ là việc thực hiện một hoặc một số hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ. Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 71/2018/NĐ-CP.

Người quản lý là người được tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm về chuyên môn, kỹ thuật đối với hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, trừ chỉ huy nổ mìn. Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 71/2018/NĐ-CP.

Chỉ huy nổ mìn là người được Giám đốc tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp bổ nhiệm để chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo hộ chiếu nổ mìn đã được phê duyệt. Theo Khoản 3 Điều 3 Nghị định 71/2018/NĐ-CP.

Thợ mìn là người trực tiếp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo hộ chiếu nổ mìn đã được phê duyệt. Theo Khoản 4 Điều 3 Nghị định 71/2018/NĐ-CP.

Người phục vụ bao gồm: Bảo vệ, bốc dỡ và vận chuyển tại kho, vị trí trung chuyển vật liệu nổ công nghiệp và tại khu vực nổ mìn. Theo Khoản 5 Điều 3 Nghị định 71/2018/NĐ-CP.

2. Các trường hợp thu hồi giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

Theo Khoản 4 Điều 10 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, các trường hợp sau đây bị thu hồi giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp:

– Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp giải thể, chuyển đổi, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập;

Chấm dứt hoạt động về vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;

Không bảo đảm điều kiện về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo quy định của Luật này; không đáp ứng đầy đủ hoặc không thực hiện đúng nội dung quy định trong giấy phép;

Giấy phép cấp không đúng thẩm quyền;

3. Nội dung thu hồi Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

Theo Điều 18 Nghị định 71/2018/NĐ-CP, về việc thu hồi giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp được quy định như sau:

Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đã cấp cho tổ chức được thu hồi trong các trường đã nêu trên được thực hiện như sau:

– Trường hợp tổ chức lập hồ sơ đề nghị thu hồi theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, trong vòng 05 ngày làm việc cơ quan có thẩm quyền thu hồi ban hành Quyết định thu hồi theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

– Trường hợp tổ chức không lập hồ sơ đề nghị thu hồi theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, cơ quan có thẩm quyền thu hồi tiến hành kiểm tra, lập biên bản, tổ chức thu hồi giấy phép và xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Thẩm quyền thu hồi Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

Theo khoản 7 điều 5, điểm b khoản 1 điều 6 Thông tư 13/2018/TT-BCT, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp có thẩm quyền thu hồi Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cho tổ chức là doanh nghiệp nhà nước, doanh nhiệp nhà nước giữ cổ phần chi phối do Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước hoặc các Bộ, ngành làm đại diện chủ sở hữu vốn, doanh nghiệp hoạt động dầu khí, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có giấy phép hoạt động khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp hoặc tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học trừ tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.

Kết luận: Khi thực hiện Thu hồi Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cần gửi hồ sơ qua bưu điện hoặc trực tiếp về Sở Công Thương. Đồng thời lưu ý các yêu cầu quy định tại qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, Nghị định 71/2018/NĐ-CP, Thông tư 13/2018/TT-BCT, Thông tư 42/2019/TT-BCT.

Chi tiết trình tư, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Thu hồi Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp