4. Công bố cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng

Posted on

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét và quyết định Công bố cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng khi có đơn yêu cầu. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này theo Luật Quảng cáo 2012, Nghị định 104/2016/NĐ-CP, Nghị định 155/2018/NĐ-CP.

1. Một số khái niệm cơ bản

Tiêm chủng là việc đưa vắc xin vào cơ thể con người với mục đích tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch để dự phòng bệnh tật (khoản 1 Điều 3 Nghị định 104/2016/NĐ-CP).

Thiết bị dây chuyền lạnh là hệ thống thiết bị bảo quản, theo dõi nhiệt độ và vận chuyển vắc xin từ nhà sản xuất đến các điểm tiêm chủng (khoản 3 Điều 3 Nghị định 104/2016/NĐ-CP).

Cơ sở tiêm chủng là cơ sở y tế đủ điều kiện và đã thực hiện việc công bố đủ điều kiện tiêm chủng theo quy định tại Nghị định này (khoản 6 Điều 3 Nghị định 104/2016/NĐ-CP).

2. Điều kiện đối với cơ sở tiêm chủng cố định

Điều kiện đối với cơ sở tiêm chủng cố định theo quy định tại Điều 9 Nghị định 104/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP như sau:

2.1. Cơ sở vật chất

Khu vực tiêm chủng phải bảo đảm che được mưa, nắng, kín gió, thông thoáng và bố trí theo nguyên tắc một chiều từ đón tiếp, hướng dẫn, tư vấn, khám sàng lọc, thực hiện tiêm chủng, theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm chủng

2.2 Trang thiết bị

– Có tủ lạnh, phích vắc xin hoặc hòm lạnh, các thiết bị theo dõi nhiệt độ tại nơi bảo quản và trong quá trình vận chuyển vắc xin;

– Có hộp chống sốc, phác đồ chống sốc treo tại nơi theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2.3 Nhân sự

– Số lượng: Có tối thiểu 03 nhân viên chuyên ngành y, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên; đối với cơ sở tiêm chủng tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn phải có tối thiểu 02 nhân viên có trình độ từ trung cấp chuyên ngành y trở lên, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên;

– Nhân viên y tế tham gia hoạt động tiêm chủng phải được tập huấn chuyên môn về tiêm chủng. Nhân viên trực tiếp khám sàng lọc, tư vấn, theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng phải có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên; nhân viên thực hành tiêm chủng có trình độ từ trung cấp Y học hoặc trung cấp Điều dưỡng – Hộ sinh trở lên.

3. Điều kiện đối với điểm tiêm chủng lưu động

Điều kiện đối với điêm tiêm chủng lưu động theo quy định tại Điều 10 Nghị định 104/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP như sau:

3.1 Việc tiêm chủng tại nhà

Chỉ được thực hiện tại các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Chỉ áp dụng đối với hoạt động tiêm chủng thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch;

– Có phích vắc xin và hộp chống sốc theo quy định của Bộ trưởng Y tế;

– Nhân sự bảo đảm điều kiện theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 10 Nghị định 104/2016/NĐ-CP.

3.2 Điều kiện đối với tiêm chủng lưu động khác

– Phải do cơ sở tiêm chủng đã công bố đủ điều kiện tiêm chủng quy định tại Điều 11 Nghị định 104/2016/NĐ-CP thực hiện;

– Cơ sở vật chất: Bố trí theo nguyên tắc một chiều từ đón tiếp, hướng dẫn, tư vấn, khám sàng lọc, thực hiện tiêm chủng, theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm chủng;

Trang thiết bị: Có phích vắc xin hoặc hòm lạnh và hộp chống sốc theo quy định của Bộ trưởng Y tế;

– Nhân sự: Có tối thiểu 02 nhân viên chuyên ngành y đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 3 Điều 9 Nghị định 104/2016/NĐ-CP.

Kết luận: Khi tiến hành thủ tục Công bố cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng, các tổ chức, cá nhân cần lưu ý các quy định tại Luật Quảng cáo 2012, Nghị định 104/2016/NĐ-CP, Nghị định 155/2018/NĐ-CP.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mâu, thực hiện tại đây

Công bố cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng