24. Lập hóa đơn khi chiết khấu thương mại

Chiết khấu thương mại là khoản chiết khấu mà doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Người bán hàng hóa, dịch vụ phải lập hóa đơn khi chiết khấu thương mại. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể quy định này thông qua Thông tư 39/2014/TT-BTC

1. Khái niệm

Khoản 1 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật.

2. Quy định về lập hóa đơn khi chiết khấu thương mại

Mục 2.5 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về việc lập hóa đơn khi chiết khấu thương mại như sau:

– Hàng hóa, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.

– Nếu việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần diều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.

Theo quy định trên thì chiết khấu thương mại có 3 trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Chiết khấu thương mại áp dụng theo từng lần mua:

Với trường hợp này thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu, thuế GTGT và tổng giá thanh toán tương ứng với giá bán đã chiết khấu.

Trường hợp 2: Chiết khấu thương mại theo số lượng, doanh số:

Với trường hợp này, các lần mua hàng trước kế toán viết hóa đơn theo giá niêm yết (giá chưa trừ chiết khấu). Số tiền chiết khấu được điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua hàng cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau.

Trường hợp 3: Chiết khấu thương mại theo chương trình:

Với trường hợp này khi bán hàng kế toán viết hóa đơn theo giá bán niêm yết (giá chưa trừ chiết khấu), khi kết thúc chương chiết khấu hàng bán, lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh đối với những khách hàng đạt điều kiện được hưởng chiết khấu.

Kết luận: Có 03 trường hợp về chiết khấu thương mại như trên và cách lập hóa đơn tương ứng cũng khác nhau. Do đó, bên bán và bên mua hàng hóa, dịch vụ nên chú ý để thục hiện đúng theo quy định pháp luật.

Thủ tục Nội dung