101. Chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở
Ngoài như cầu về nhà ở con người có cần có các nhu cầu khác để phụ vụ cho cuộc sống như nhu cầu ăn mặc, lao động,… Nên pháp luật Việt Nam có quy định về Chứng nhận quyền sở hữu là để quản lý chặt chẽ và bảo vệ quyền lợi của công dân. Sau đây hãy cùng Dữ Liệu Pháp Lý tìm hiều về những Chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở được quy định trong Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.
1. Đối tượng được cấp chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở
Theo khoản 1 và 2 Điều 32 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, chủ sở hữu công trình xây dựng là:
– Cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân trong nước
– Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
2. Điều kiện để được cấp chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải nhà ở
2.1 Chủ sở hữu công trình là người sử dụng đất
Điều 32 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về Chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở như sau:
– Cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân trong nước
Nếu giấy tờ ghi tên người sử dụng đất
+ Giấy phép xây dựng công trình hoặc giấy phép xây dựng công trình có thời hạn đối với trường hợp phải xin phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (khoản 15 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP).
Lưu ý: Trường hợp công trình đã xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
+ Giấy tờ về sở hữu công trình xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ, trừ trường hợp Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng;
+ Giấy tờ mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế công trình xây dựng theo quy định của pháp luật đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định;
+ Giấy tờ của Tòa án nhân dân hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu công trình xây dựng đã có hiệu lực pháp luật;
+ Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng có một trong những giấy tờ quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác thì phải có một trong các giấy tờ mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế công trình xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 có chữ ký của các bên có liên quan và được Ủy ban nhân dân từ cấp xã trở lên xác nhận; trường hợp mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế công trình xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà không có giấy tờ về việc đã mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế có chữ ký của các bên có liên quan thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất về thời điểm mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế công trình xây dựng đó.
Lưu ý: Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu công trình có một trong những giấy tờ quy định tại bốn trường hợp trên mà hiện trạng công trình không phù hợp với giấy tờ đó thì phần công trình không phù hợp với giấy tờ phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận như quy định tại trương hợp bên dưới;
+ Trường hợp cá nhân trong nước không có một trong những giấy tờ quy định tại bốn trường hợp trên thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận công trình đã hoàn thành xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và công trình được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng.
Lưu ý: Trường hợp công trình hoàn thành xây dựng từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về công trình xây dựng không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như trường hợp xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004; trường hợp công trình thuộc đối tượng phải xin phép xây dựng mà không xin phép thì phải có giấy tờ của cơ quan quản lý về xây dựng cấp huyện chấp thuận cho tồn tại công trình đó.
Nếu giấy tờ ghi tên người khác:
+ Cần có giấy tờ mua bán, tặng cho, thừa kế của các bên liên quan trước ngày 01/7/2004 được UBND từ cấp xã xác nhận.
+ Mua, nhận, tặng cho công trình trước ngày 01/7/2004 mà không có giấy tờ có chữ ký của các bên liên quan thì cần được xác nhận vào giấy chứng nhận bởi UBND từ cấp xã về thời điểm mua nhà, tặng cho, thừa kế công trình xây dựng.
+ Nếu công trình hoàn thành từ ngày 01/7/2004 thì cần xác nhận của UBND xã về công trình không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng, đáp ứng đủ điều kiện quy hoạch. Nếu trường hợp không phải xin giấy phép xây dựng thì cần có giấy tờ chấp thuận của cơ quan quản lý về xây dựng cấp huyện để có công trình này.
– Cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân nước ngoài
+ Khi tạo lập công trình xây dựng thông qua đầu tư xây dựng mới theo quy định của pháp luật thì phải có quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc hợp đồng thuê đất với người sử dụng đất có mục đích sử dụng đất phù hợp với mục đích xây dựng công trình;
+ Khi tạo lập công trình xây dựng bằng một trong các hình thức mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định của pháp luật;
+ Nếu không có các giấy tờ theo quy định ở hai trường hợp thì cần xác định công trình đã có trước khi có quy hoạch bởi cơ quan quản lý xây dựng cấp tỉnh và công trình này hiện nay vẫn phù hợp với quy hoạch xây dựng.
+ Nếu công trình không phù hợp với giấy tờ hai trường hợp trên thì diện tích công trình không phù hợp cần phải được cấp phép xây dựng, xác nhận diện tích này không ảnh hưởng đến an toàn công trình, đồng thời phù hợp với quy hoạch đã phê duyệt thì mới được cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng.
2.2 Chủ sở hữu công trình không phải là người sử dụng đất
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu công trình
– Văn bản công chứng về chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý xây dựng công trình và bản sao giấy tờ quyền sử dụng đất.
Kết luận: Những vấn đề liên quan đến Chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở được quy định trong Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.
Trình tư, thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:
Chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở
Thủ tục | Nội dung |
---|