2. Nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ môi trường
Dựa trên Luật bảo vệ môi trường 2014, Nghị định 37/2019/NĐ-CP và Nghị định 18/2015/NĐ-CP, Dữ liệu pháp lý sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về vấn đề Nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ môi trường.
1. Khái niệm
Theo khoản 1 điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
Theo khoản 21 điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 7 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định như sau: Quy hoạch bảo vệ môi trường là quy hoạch ngành quốc gia, sắp xếp, phân bố không gian, phân vùng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, quản lý chất thải, quan trắc và cảnh báo môi trường trên lãnh thổ xác định để bảo vệ môi trường, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đất nước cho thời kỳ xác định
2. Nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ môi trường
Nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ môi trường được quy định cụ thể tại điều 9 Luật bảo vệ môi trường 2014 và điều 25 Nghị định 37/2019/NĐ-CP.
Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia gồm các nội dung cơ bản sau:
– Đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường, cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học; tình hình và dự báo phát sinh chất thải; tác động của biến đổi khí hậu; tình hình quản lý và bảo vệ môi trường
+ Điều kiện tự nhiên, thực trạng kinh tế – xã hội đầu kỳ quy hoạch;
+ Hiện trạng đầu kỳ quy hoạch, diễn biến chất lượng môi trường trong kỳ quy hoạch trước, gồm chất lượng môi trường đất tại các khu vực bị nhiễm độc hóa chất trong chiến tranh, khu vực có các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, kho chứa hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, bãi chôn lấp chất thải, làng nghề đã đóng cửa hoặc di dời, khu vực khai thác khoáng sản độc hại hoặc có sử dụng hóa chất độc hại đã kết thúc khai thác, vùng canh tác nông nghiệp sử dụng nhiều hóa chất trên địa bàn quy hoạch; chất lượng môi trường nước tại các vùng biển, vùng biển ven bờ, dòng sông, đoạn sông, hồ, ao, kênh, mương, đặc biệt tại các khu vực tập trung nhiều nguồn nước thải, khu vực có nguồn nước thải lớn, khu vực nhạy cảm về môi trường; chất lượng không khí tại các đô thị, khu dân cư tập trung, khu vực có hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, khu vực có nhiều nguồn khí thải công nghiệp hoặc có nguồn khí thải công nghiệp lớn
+ Đánh giá tổng quan hiện trạng đầu kỳ quy hoạch, diễn biến cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học trên phạm vi cả nước gồm cảnh quan thiên nhiên, các hệ sinh thái tự nhiên, các loài động thực vật và các nguồn gen
+ Đánh giá tình hình phát sinh các loại chất thải trong kỳ quy hoạch trước và dự báo về quy mô và tính chất của các loại chất thải phát sinh trong kỳ quy hoạch gồm nước thải công nghiệp, sinh hoạt và các loại nước thải khác; khí thải công nghiệp, khí thải từ các phương tiện giao thông, khí thải khác; chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn xây dựng, chất thải rắn trong sản xuất nông nghiệp, phụ phẩm nông nghiệp; rác thải sinh hoạt đô thị, nông thôn, làng nghề; chất thải nguy hại; các loại chất thải đặc thù khác
+ Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu trong kỳ quy hoạch trước và dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến chất lượng môi trường và đa dạng sinh học trong kỳ quy hoạch
+ Đánh giá tình hình quản lý và bảo vệ môi trường gồm công tác quản lý nhà nước về môi trường ở các bộ, ngành và địa phương; tình hình quản lý và bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp, cộng đồng và sự tham gia của các tổ chức xã hội, người dân; tình hình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình, định mức kinh tế – kỹ thuật về môi trường; tình hình phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp phép về môi trường, thanh tra, kiểm tra về môi trường; tình hình phân vùng môi trường; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; quản lý chất thải; quan trắc và cảnh báo môi trường trong kỳ quy hoạch trước; các vấn đề môi trường chính và thách thức đối với môi trường trong kỳ quy hoạch.
– Các bản đồ quy hoạch thể hiện nội dung quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 điều 9 Luật bảo vệ môi trường 2014
– Nguồn lực thực hiện quy hoạch
– Tổ chức thực hiện quy hoạch.
Lưu ý: Nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh được thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương bằng một quy hoạch riêng hoặc lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội được quy định hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 18/2015/NĐ-CP.
Kết luận: Nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ môi trường được quy định dựa trên Luật bảo vệ môi trường 2014, Nghị định 37/2019/NĐ-CP và Nghị định 18/2015/NĐ-CP.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:
Nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ môi trường
Thủ tục | Nội dung |
---|