4. Lập quy hoạch bảo vệ môi trường
Dựa trên quy định tại Luật bảo vệ môi trường 2014, Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, Dữ liệu pháp lý cung cấp những thông cần thiết cần thiết về vấn đề Lập quy hoạch bảo vệ môi trường.
1. Khái niệm
Khoản 21 điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định Quy hoạch bảo vệ môi trường là việc phân vùng môi trường để bảo tồn, phát triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường gắn với hệ thống giải pháp bảo vệ môi trường trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững.
2. Các đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường
Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về đối tượng phải lập Kế hoạch bảo vệ môi trường như sau:
– Các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, không thuộc đối tượng phải đánh giá tác động môi trường sẽ phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
– Bên cạnh đó, có các đối tượng sau đây không phải lập Kế hoạch bảo vệ môi trường:
Các dịch vụ ăn uống có quy mô diện tích nhà hàng phục vụ dưới 200m2
+ Dịch vụ thương mại, buôn bán lưu động, không có địa điểm cố định
+ Dịch vụ thương mại, buôn bán các sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng, đồ gia dụng
dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng đồ gia đụng quy mô cá nhân, hộ gia đình
+ Dịch vụ photocopy, truy cập Internet, trò chơi điện tử;
+ Chăn nuôi gia súc, gia cầm, động vật hoang dã với quy mô chuồng trại nhỏ hơn 50m2, nuôi trồng thủy hải sản trên quy mô diện tích nhỏ hơn 5.000m2 mặt nước
+ Xây dựng văn phòng làm việc, nhà nghỉ, khách sạn, lưu trú du lịch quy mô nhỏ hơn 500m2 sàn…, không phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.
3. Nội dung lập quy hoạch bảo vệ môi trường
Khoản 2, 3 Điều 4 Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về các nội dung chính khi lập quy hoạch bảo vệ môi trường, gồm có:
– Quy hoạch bảo vệ môi trường được lập phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội với kỳ đầu cho giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2040 theo hai (02) cấp độ là quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
– Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia gồm những nội dung chính sau đây:
+ Diễn biến, mục tiêu quản lý môi trường rừng, bảo tồn đa dạng sinh học;
+ Thực trạng môi trường biển, hải đảo, lưu vực sông; mục tiêu và các giải pháp bảo tồn, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, lưu vực sông;
+ Thực trạng phát thải khí và chất lượng môi trường không khí; mục tiêu và giải pháp quy hoạch đối với các hoạt động phát triển có nguồn phát thải khí lớn;
+ Thực trạng suy thoái, ô nhiễm môi trường đất; mục tiêu và các giải pháp phòng ngừa suy thoái, ô nhiễm môi trường đất, phục hồi các vùng đất đã bị ô nhiễm, suy thoái;
+ Thực trạng ô nhiễm môi trường nước; mục tiêu và các giải pháp quản lý nước thải và bảo vệ môi trường nước;
+ Thực trạng thu gom, xử lý và các mục tiêu, giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại;
+ Thực trạng mạng lưới quan trắc và giám sát môi trường; mục tiêu, định hướng quy hoạch hệ thống quan trắc và giám sát môi trường;
+ Phân vùng môi trường theo các mục tiêu phát triển, bảo vệ, bảo tồn và ứng phó với biến đổi khí hậu;
+ Các chương trình, dự án bảo vệ môi trường ưu tiên và chỉ tiêu môi trường;
+ Các bản đồ, sơ đồ liên quan đến vùng quy hoạch;
+ Nguồn lực thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường; trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường.
– Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh được lập dưới hình thức báo cáo riêng hoặc lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội với nội dung sau đây:
+ Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh dưới hình thức báo cáo riêng phải thể hiện được các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 18/2015/NĐ-CP với yêu cầu chi tiết hơn gắn với vị trí địa lý, điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế – xã hội đặc thù của địa phương lập quy hoạch;
+ Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường dưới hình thức lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội cấp tỉnh phải thể hiện được các nội dung quy định Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia với yêu cầu chi tiết hơn gắn với vị trí địa lý, điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế – xã hội đặc thù của địa phương lập quy hoạch, trong đó các nội dung về nguồn lực thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường, trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các nội dung tương ứng của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội.
Lưu ý:
– Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết quy trình xây dựng đề cương, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường.
– Cơ quan chủ trì lập quy hoạch bảo vệ môi trường phải nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức được tham vấn; lập hồ sơ đề nghị thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 18/2015/NĐ-CP này gửi đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 11 Luật Bảo vệ môi trường để thẩm định.
Kết luận: Lập quy hoạch bảo vệ môi trường dựa trên các quy định của Luật bảo vệ môi trường 2014, Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
Trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:
Lập quy hoạch bảo vệ môi trường
Thủ tục | Nội dung |
---|