53. Đầu tư nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định

Tiêu đề: Đầu tư nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định

Việc đầu tư nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định là cần thiết cho một doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể các quy định này qua Thông tư 45/2013/TT-BTC.

1. Khái niệm

Khoản 1 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…

Khoản 2 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…

2. Quy định về đầu tư nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định

Điều 7 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định về việc đầu tư nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định như sau:

– Các chi phí doanh nghiệp chi ra để đầu tư nâng cấp tài sản cố định được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

– Các chi phí sửa chữa tài sản cố định không được tính tăng nguyên giá TSCĐđược hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm.

– Đối với những tài sản cố định mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.

Lưu ý: Các chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được đánh giá một cách chắc chắn, làm tăng lợi ích kinh tế của TSCĐ vô hình so với mức hoạt động ban đầu, thì được phản ánh tăng nguyên giá TSCĐ. Các chi phí khác liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh.

Kết luận: Doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định về đầu tư nâng cấp, sửa chữa tài sản vô hình để thực hiện một cách chính xác nhất.

Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:

Đầu tư nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định

Thủ tục Nội dung