17. Đăng ký chứng khoán
Đăng ký chứng khoán được quy định tại Luật Chứng khoán 2019. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung Đăng ký chứng khoán, thông qua Luật Chứng khoán 2019, Nghị định 155/2020/NĐ-CP, Thông tư 119/2020/TT-BTC.
1. Khái niệm
Đăng ký chứng khoán là việc ghi nhận thông tin về tổ chức phát hành, chứng khoán của tổ chức phát hành và người sở hữu chứng khoán. (Điều 4.33 Luật Chứng khoán 2019)
2. Quy định về Đăng ký chứng khoán
Theo Điều 61 Luật Chứng khoán 2019, Đăng ký chứng khoán được quy định như sau:
– Chứng khoán của công ty đại chúng và chứng khoán của các tổ chức khác niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán phải được đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
– Chứng khoán của tổ chức phát hành khác ủy quyền cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam làm đại lý chuyển nhượng được đăng ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Lưu ý: Công ty đại chúng, tổ chức phát hành theo hai trường hợp nêu trên phải thực hiện đăng ký thông tin về công ty đại chúng, tổ chức phát hành, chứng khoán của công ty đại chúng, tổ chức phát hành và người sở hữu chứng khoán với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
– Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phải lập và lưu giữ Sổ đăng ký người sở hữu chứng khoán đối với các chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
– Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện lập danh sách, tính toán và phân bổ quyền cho người sở hữu chứng khoán theo tỷ lệ do công ty đại chúng, tổ chức phát hành thông báo. Chỉ những người có tên trên Sổ đăng ký người sở hữu chứng khoán lập tại ngày đăng ký cuối cùng theo thông báo của công ty đại chúng, tổ chức phát hành mới được nhận các quyền phát sinh liên quan đến chứng khoán mà mình sở hữu.
3. Đăng ký chứng khoán tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
Theo Điều 149.1 Nghị định 155/2020/NĐ-CP thì các loại chứng khoán phải thực hiện đăng ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bao gồm:
– Cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán;
– Chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm, công cụ nợ của chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương và các loại trái phiếu doanh nghiệp khác niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán;
– Chứng khoán của công ty đại chúng và các loại chứng khoán phải đăng ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 3.2 Thông tư 119/2020/TT-BTC thì Tổ chức phát hành, công ty đại chúng thực hiện đăng ký các thông tin sau với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam:
– Thông tin về tổ chức phát hành, công ty đại chúng;
– Thông tin về chứng khoán của tổ chức phát hành, công ty đại chúng;
– Thông tin về người sở hữu chứng khoán gồm: danh sách người sở hữu chứng khoán, loại chứng khoán, số lượng chứng khoán sở hữu và tài khoản lưu ký chứng khoán trong trường hợp người sở hữu chứng khoán có nhu cầu đăng ký chứng khoán đồng thời với lưu ký chứng khoán.
Tổ chức phát hành, công ty đại chúng đăng ký chứng khoán trực tiếp với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam hoặc thông qua công ty chứng khoán. Khi có thay đổi về thông tin đã đăng ký, tổ chức phát hành, công ty đại chúng phải thực hiện điều chỉnh thông tin với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Tổ chức phát hành, công ty đại chúng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ và kịp thời của các thông tin .
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành quy chế về hoạt động đăng ký chứng khoán.
Kết luận: Trên đây là những quy định về Đăng ký chứng khoán mà Dữ Liệu Pháp Lý đã tổng hợp và phân tích.
Trình tự, thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:
Đăng ký chứng khoán
Thủ tục | Nội dung |
---|