18. Lưu ký chứng khoán
Lưu ký chứng khoán là một trong những điều kiện để thực hiện giao dịch trên thị trường chứng khoán bằng cách ký hợp đồng mở tài khoản tại các thành viên lưu ký. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này theo quy định của Luật Chứng khoán 2019, Nghị định 155/2020/NĐ-CP, Thông tư 119/2020/TT-BTC.
1. Khái niệm
Theo khoản 34 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019:
Lưu ký chứng khoán là việc nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho khách hàng, giúp khách hàng thực hiện các quyền liên quan đến chứng khoán lưu ký.
2. Điều kiện đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán
Theo Điều 57 Luật Chứng khoán 2019 thì ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Có Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam, trong đó có hoạt động lưu ký chứng khoán;
– Đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật về ngân hàng, hoạt động kinh doanh có lãi trong năm gần nhất;
– Có địa điểm, trang bị, thiết bị phục vụ hoạt động lưu ký, thanh toán giao dịch chứng khoán.
Lưu ý: Công ty chứng khoán được đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán.
3. Đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán
Theo khoản 1 Điều 60 Luật Chứng khoán 2019 Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán của thành viên lưu ký tối đa là 90 ngày trong các trường hợp sau đây:
– Thường xuyên vi phạm nghĩa vụ của thành viên lưu ký theo quy định của Luật này và quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
– Để xảy ra thiếu sót gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng.
4. Quy định pháp luật về Lưu ký chứng khoán
Theo Điều 62 Luật Chứng khoán 2019, Lưu ký chứng khoán được quy định như sau:
– Chứng khoán của công ty đại chúng và chứng khoán của các tổ chức khác niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán phải được lưu ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trước khi thực hiện giao dịch, trừ trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
– Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện quản lý chứng khoán riêng biệt cho từng thành viên lưu ký.
– Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định của Chính phủ.
Lưu ý:
– Đối tượng, phạm vi và nguyên tắc thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm được quy định cụ thể tại Điều 169 Nghị định 155/2020/NĐ-CP.
– Hoạt động lưu ký chứng khoán sẽ do Bộ Tài Chính quy định chi tiết.
– Nguyên tắc lưu chứng khoán quy định tại Điều 13 Thông tư 119/2020/TT-BTC.
Kết luận: Chứng khoán sau khi được lưu ký sẽ ghi nhận vài tài khoản đứng tên nhà đầu tư. Khi thực hiện lưu ký chứng khoán nhà đầu tư cần tuân thủ theo các quy định của Luật Chứng khoán 2019, Nghị định 155/2020/NĐ-CP, Thông tư 119/2020/TT-BTC.
Trình tự, thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:
Lưu ký chứng khoán
Thủ tục | Nội dung |
---|