10. Qua phà, qua cầu phao/Nhường đường tại nơi đường giao nhau

Khi qua phà, qua cầu phao và nhường đường tại nơi đường giao nhau phải tuân thủ những quy tắc nhất định được quy định cụ thể trong những quy định của pháp luật hiện hành. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó qua Luật Giao thông đường bộ 2008Nghị định 100/2019/NĐ-CP

1. Khái niệm

Nơi đường giao nhau cùng mức (sau đây gọi là nơi đường giao nhau) là nơi hai hay nhiều đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng, gồm cả mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó. (khoản 11 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008)

2. Qua phà, qua cầu phao

Theo quy định tại Điều 23 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì:

Khi đến bến phà, cầu phao, các xe phải xếp hàng trật tự, đúng nơi quy định, không làm cản trở giao thông.

Khi xuống phà, đang ở trên phà khi lên bến, mọi người phải xuống xe, trừ người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, người bệnh, người già yếu và người khuyết tật.

Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải xuống phà trước, xe thô sơ, người đi bộ xuống phà sau; khi lên bến, người đi bộ lên trước, các phương tiện giao thông lên sau theo hướng dẫn của người điều khiển giao thông.

2. Thứ tự ưu tiên qua phà, qua cầu phao

Theo Điều 23 Luật giao thông đường bộ 2008 thứ tự ưu tiên khi qua phà, qua cầu phao được quy định như sau:

– Các xe được quyền ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này, cụ thể là:

+Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

+ Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

+ Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

+ Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

+ Đoàn xe tang.

– Xe chở thư báo;

– Xe chở thực phẩm tươi sống;

– Xe chở khách công cộng.

Lưu ý: Trong trường hợp các xe cùng loại ưu tiên đến bến phà, cầu phao thì xe nào đến trước được qua trước.

3. Xử phạt khi vi phạm quy định khi tham gia giao thông qua phà, cầu phao.

Theo Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP người tham gia giao thông có hành vi vi phạm quy định khi tham gia giao thông qua phà, cầu phao sẽ bị xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người để người ngồi trên xe khi xe lên, xuống phà, cầu phao hoặc khi xe đang ở trên phà (trừ người già yếu, người bệnh, người khuyết tật).

4. Nhường đường tại nơi đường giao nhau

Theo quy định tại Điều 24 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độnhường đường theo quy định sau đây:

– Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;

– Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái;

– Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiênđường ưu tiên hoặc giữa đường nhánhđường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.

5. Mức xử phạt khi vi phạm quy tắc nhường đường tại nơi đường giao nhau

– Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì:

+ Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau, trừ các hành vi vi phạm không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính hoặc không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau. Thực hiện hành vi vi vi phạm trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

+ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe:

            – Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính. Thực hiện hành vi vi phạm trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

            – Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau. Thực hiện hành vi vi phạm trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

–  Đối với người điều khiển xe mô tô,  xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy theo quy định tại Điều 6 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì:

+ Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau, trừ các hành vi không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau. Thực hiện hành vi vi phạm trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

+ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe:

            – Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính. Thực hiện hành vi vi phạm trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

            – Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau. Thực hiện hành vi vi phạm trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

– Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng theo quy định tại Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì:

+ Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau. Thực hiện hành vi vi phạm trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng.

– Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác theo quy định tại Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì:

– Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau.

Kết luận: Khi tham gia giao thông đường bộ, người tham gia giao thông phải tuân thủ các quy tắc khi qua phà, qua cầu phao và những quy tắc nhường đường tại nơi đường giao nhau quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008. Nếu vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật hiện hành

Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:

Qua phà, qua cầu phao và nhường đường tại nơi đường giao nhau

Thủ tục Nội dung