25. Bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông của công trình đường bộ
Đường bộ là công trình giao thông được đầu tư và xây dựng khá phổ biến nhằm phục vụ nhu cầu di chuyển của người dân. Việc xây dựng công trình đường bộ phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định nhằm đảm bảo an toàn một cách tuyệt đối. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung về Bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông của công trình đường bộ qua Luật Giao thông đường bộ năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2018
1. Khái niệm
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì Công trình đường bộ bao gồm:
– Đường bộ,
– Nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ,
– Đèn tín hiệu, biển báo hiệu,
– Vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách,
– Cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước,
– Trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.
2. Bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông của công trình đường bộ
Điều 44 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về Bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông của công trình đường bộ như sau:
– Công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện an toàn giao thông cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, trong đó có người đi bộ và người khuyết tật. Đường đô thị xây dựng phải có hè phố, phần đường, cầu vượt, hầm và tổ chức giao thông cho người đi bộ, người khuyết tật đi lại an toàn, thuận tiện.
– Công trình đường bộ phải được thẩm định về an toàn giao thông từ khi lập dự án, thiết kế, thi công, trước và trong quá trình khai thác. Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp thu kết quả thẩm định an toàn giao thông để phê duyệt bổ sung vào dự án.
– Khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại – dịch vụ và công trình khác phải có hệ thống đường gom được xây dựng ngoài hành lang an toàn đường bộ; bảo đảm khoảng cách với quốc lộ theo quy định của Chính phủ.
– Việc đấu nối được quy định như sau:
+ Trường hợp có đường nhánh thì đường gom phải nối vào đường nhánh;
+ Trường hợp đường nhánh, đường gom nối trực tiếp vào đường chính thì điểm đấu nối phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về đường bộ cho phép từ khi lập dự án và thiết kế;
+ Việc đấu nối các đường từ khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại – dịch vụ và công trình khác vào đường bộ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
– Bên cạnh tuyến quốc lộ đi qua khu dân cư phải có đường gom để phục vụ yêu cầu dân sinh.
3. Tiêu chuẩn kỹ thuật đường bộ
Theo quy định tại Điều 41 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì:
– Đường bộ được chia theo cấp kỹ thuật gồm:
+ Đường cao tốc,
+ Các cấp kỹ thuật khác.
– Đường bộ xây dựng mới phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của từng cấp đường; các tuyến đường bộ đang khai thác chưa vào cấp phải được cải tạo, nâng cấp để đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của cấp đường phù hợp; đối với đường chuyên dùng còn phải áp dụng cả tiêu chuẩn riêng theo quy định của pháp luật.
– Trách nhiệm của các bộ quy định như sau:
+ Bộ Giao thông vận tải xây dựng, hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn kỹ thuật các cấp đường;
+ Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia các cấp đường.
Lưu ý: Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật đường bộ của nước ngoài thì phải được chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Kết luận: Trên đây là những quy định về Bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông của công trình đường bộ mà Dữ Liệu Pháp Lý đã tổng hợp và phân tích. Theo đó, công trình đường bộ phải đảm bảo về những yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông trong việc đầu tư, xây dựng công trình giao thông đường bộ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2018
Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:
Bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông của công trình đường bộ
Thủ tục | Nội dung |
---|