44. Hoạt động vận tải đường bộ/Thời gian làm việc của người lái xe ô tô
Hoạt động vận tải đường bộ và thời gian của người lái xe ô tô phải tuân theo quy định của Pháp luật để hoạt động vận tải được diễn ra an toàn, hiệu quả. Nội dung chi tiết được Dữ Liệu Pháp Lý cụ thể qua Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH (Luật Giao thông đường bộ).
1. Khái niệm
Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ. (Khoản 1 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ).
Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ. (Khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ).
Người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. (Khoản 23 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ).
Người lái xe là người điều khiển xe cơ giới. (Khoản 24 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ).
Hành khách là người được chở trên phương tiện vận tải hành khách đường bộ, có trả tiền. (Khoản 26 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ).
Hành lý là vật phẩm mà hành khách mang theo trên cùng phương tiện hoặc gửi theo phương tiện khác. (Khoản 27 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ).
Hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng, động vật sống và các động sản khác được vận chuyển bằng phương tiện giao thông đường bộ. (Khoản 28 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ).
Hàng nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. (Khoản 29 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ).
Vận tải đường bộ là hoạt động sử dụng phương tiện giao thông đường bộ để vận chuyển người, hàng hóa trên đường bộ. (Khoản 30 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ).
Người vận tải là tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện giao thông đường bộ để thực hiện hoạt động vận tải đường bộ. (Khoản 31 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ).
2. Hoạt động vận tải đường bộ
Về hoạt động vận tải đường bộ được quy định tại Điều 64 Luật Giao thông vận tải:
– Hoạt động vận tải đường bộ gồm hoạt động vận tải không kinh doanh và hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ. Kinh doanh vận tải đường bộ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.
– Kinh doanh vận tải đường bộ gồm kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh vận tải hàng hóa.
3. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô
Điều 65 Luật Giao thông vận tải quy định về thời gian làm việc của người lái xe ô tô như sau:
– Thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ.
– Người vận tải và người lái xe ô tô chịu trách nhiệm thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều 65 Luật Giao thông vận tải.
4. Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến vận tải đường bộ
Theo Khoản 4, từ Khoản 7 đến Khoản 15, Khoản 22 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ thì các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến vận tải đường bộ gồm:
– Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.
– Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.
– Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
– Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.
– Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.
– Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.
– Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.
– Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.
– Vận chuyển hàng cấm lưu thông, vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã.
– Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định.
– Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
Kết luận: Hoạt động vận tải đường bộ và thời gian của người lái xe ô tô được thực hiện theo các quy định tại Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH (Luật Giao thông đường bộ).
Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:
Hoạt động vận tải đường bộ và thời gian của người lái xe ô tô.
Thủ tục | Nội dung |
---|