55. Vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự
Việc vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự phải được thực hiện tuân theo những quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn trong quá trình tham gia giao thông. Nếu vi phạm sẽ bị xử lí. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó qua Luật Giao thông đường bộ 2008, Thông tư 08/2009/TT-BGTVT.
1. Khái niệm
– Hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng, động vật sống và các động sản khác được vận chuyển trên phương tiện vận tải đường bộ. (khoản 28 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008)
– Hành khách là người được chở trên phương tiện vận tải hành khách đường bộ, có trả tiền.(khoản 26 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008)
– Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.(khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008)
2. Người điều khiển phương tiện
Điều kiện của người điều khiển các phương tiện nêu trên được quy định cụ thể tại Điều 3 Chương 2 Thông tư 08/2009/TT-BGTVT như sau:
– Phải bảo đảm quy định tại Điều 58 và Điều 63 Luật Giao thông đường bộ 2008.
– Trang bị mũ bảo hiểm cho hành khách đi xe đối với các loại xe bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.
Lưu ý: Đối với hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự, người điều khiển phương tiện phải có biển hiệu hoặc trang phục do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định để nhận biết với các đối tượng tham gia giao thông khác.
3. Điều kiện của phương tiện vận chuyển
– Xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự phải bảo đảm quy định tại Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008.
– Xe thô sơ phải bảo đảm các điều kiện an toàn giao thông đường bộ theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(Điều 4 Chương 2 Thông tư 08/2009/TT-BGTVT).
4. Hoạt động vận chuyển
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể:
+ Phạm vi, tuyến đường hoạt động, thời gian hoạt động đối với từng loại phương tiện để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
+ Các hoạt động dừng, đỗ, đón, trả hành khách và hàng hóa phải bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
– Xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự vận chuyển hành khách, hàng hóa trong phạm vi địa phương nào thì phải tuân theo các quy định của địa phương đó.
(Điều 5 Chương 2 Thông tư 08/2009/TT-BGTVT)
5. Vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự
Theo quy định tại Điều 80 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì:
– Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc thực hiện việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa phải theo đúng quy định về trật tự, an toàn giao thông.
Lưu ý: Căn cứ quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể việc tổ chức thực hiện tại địa phương.
Kết luận: Vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự phải tuân theo những quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan tổ chức khác có thẩm quyền liên quan. Cụ thể theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008, Thông tư 08/2009/TT-BGTVT.
Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:
Vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự
Thủ tục | Nội dung |
---|