6. Vượt xe

Vượt xe là tình huống giao thông mà xe đi sau vượt xe đi trước. Để đảm bảo việc vượt xe là đúng luật và đảm bảo an toàn, người tham gia giao thông cần biết và tuân thủ các quy định của pháp luật. Sau đây, Dữ liệu pháp lý sẽ cụ thể nội dung đó qua Luật giao thông đường bộ 2008, Nghị định 100/2019/NĐ-CP

1. Điều kiện để được vượt xe

Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008, về nguyên tắc, khi vượt xe, các xe phải vượt về bên trái (chỉ một số trường hợp mới được vượt về bên phải) và phải đảm bảo các điều kiện:

– Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

– Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

– Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

2. Các trường hợp được phép vượt bên phải

Theo khoản 4 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008, khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:

– Khi xe phía trướctín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;

– Khi xe điện đang chạy giữa đường;

– Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

3. Các trường hợp không được vượt xe

Theo quy định tại khoản 5 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008, không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:

– Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật Giao thông đường bộ;

– Trên cầu hẹp có một làn xe;

– Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;

– Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

– Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;

– Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

4. Xử phạt vi phạm giao thông

Theo Điều 6, 7, 8, 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì:

– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vượt bên phải trong trường hợp không được phép

–  Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 3 Điều này, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ

–  Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác thực hiện hành vi Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép

– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn hoặc gây cản trở đối với xe cơ giới xin vượt, gây cản trở xe ưu tiên

–  Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện hanh vi không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn

Lưu ý: Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áo dụng quy định tại Điều 4 Nghị định 31/2019/NĐ-CP.

Kết luận: Như vậy, khi người tham gia giao thông muốn vượt xe cần tuân thủ các quy định về điều kiện vượt xe an toàn, hướng vượt, báo hiệu… để đảm bảo an toàn trong quá trình lưu thông trên đường bộ. Các quy định cụ thể được quy định tại Luật giao thông đường bộ 2008, Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:

Vượt xe

 

 

Thủ tục Nội dung