60. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giao thông đường bộ
Cơ quan quản lý nhà nước thực hiện nhiệm vụ gì về giao thông đường bộ? Và việc quản lý thuộc về cơ quan nào? Sau đây, Dữ liệu pháp lý sẽ cụ thể trách nhiệm quản lý nhà nước về giao thông đường bộ thông qua Luật giao thông đường bộ 2008, Thông tư liên tịch 01/2010/TTLT-BCA-BGTVT
1. Khái niệm:
Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ. (Theo Khoản 1 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008)
Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. (Theo Khoản 17 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008)
2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giao thông đường bộ
Điều 85 Luật giao thông đường bộ 2008 quy dịnh về trách nhiệm quản lý nhà nước về giao thông đường bộ như sau
– Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
– Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
– Bộ Công an thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp trong việc cung cấp số liệu đăng ký phương tiện giao thông đường bộ, dữ liệu về tai nạn giao thông và cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe.
– Bộ Quốc phòng thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
– Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan trong phạm vi địa phương.
3. Trách nhiệm cung cấp số liệu
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2010/TTLT-BCA-BGTVT
3.1 Trách nhiệm của các đơn vị thuộc ngành Công an
– Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Công an cấp huyện) cung cấp cho Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh) số liệu đăng ký môtô, xe máy trong phạm vi cấp huyện quản lý;
– Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh cung cấp cho Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Sở Giao thông vận tải, Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Ban An toàn giao thông cấp tỉnh) số liệu đăng ký phương tiện giao thông, số liệu về tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ và số liệu về tai nạn giao thông trong phạm vi cấp tỉnh;
– Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt cung cấp cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam, Vụ An toàn giao thông (Bộ Giao thông vận tải), Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và gửi báo cáo Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội số liệu đăng ký phương tiện giao thông, số liệu về tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ và số liệu về tai nạn giao thông trong phạm vi toàn quốc.
3.2. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thuộc ngành giao thông vận tải
– Sở Giao thông vận tải cung cấp cho Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh, Ban An toàn giao thông cấp tỉnh, Tổng cục Đường bộ Việt Nam số liệu về cấp mới, đổi, thu hồi giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; số liệu về xe máy chuyên dùng thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý;
– Tổng cục Đường bộ Việt Nam cung cấp cho Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giao thông vận tải số liệu về cấp mới, đổi, thu hồi giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; số liệu về xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ trong phạm vi toàn quốc;
– Cục Đăng kiểm Việt Nam cung cấp cho Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giao thông vận tải số liệu về kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông trong phạm vi toàn quốc.
Kết luận: Trách nhiệm quản lý nhà nước về giao thông đường bộ được thực hiện và tuân theo Luật giao thông đường bộ 2008, Thông tư liên tịch 01/2010/TTLT-BCA-BGTVT và các luật liên quan. Hi vọng Dữ Liệu Pháp Lý đã mang đến những thông tin bổ ích cho người đọc.
Trình tư thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về giao thông đường bộ
Thủ tục | Nội dung |
---|