17. Giải quyết đối với người bệnh không có người nhận/Giải quyết đối với người bệnh tử vong

Trong một số trường hợp người bệnh không có người thân nhận hoặc người bệnh tử vong thì cơ sở khám, chữa bệnh phải thục hiện theo các yêu cầu của pháp luật để đảm bảo tốt nhất cho người bệnh. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ tìm hiểu nội dung giải quyết đối với người bệnh không có người nhận/giải quyết đối với người bệnh tử vong qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009.

1. Khái niệm

Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là người đã được cấp chứng chỉ hành nghề và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là người hành nghề). (khoản 6 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009)

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở cố định hoặc lưu động đã được cấp giấy phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. (khoản 7 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009)

Người bệnh là người sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. (khoản 3 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009)

Người bệnh không có người nhận là người bệnh đang ở trong tình trạng cấp cứu, bị bệnh tâm thần hoặc bị bỏ rơi, bao gồm cả trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy tờ tùy thân, không xác định được địa chỉ cư trú. (khoản 11 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009)

2. Giải quyết đối với người bệnh không có người nhận

Điều 64 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về giải quyết đối với người bệnh không có người nhận như sau:

– Tiếp nhận và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này.

– Kiểm kê, lập biên bản và lưu giữ tài sản của người bệnh.

– Thông báo ngay cho cơ quan công an hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở để cơ quan này thông báo tìm người nhà của người bệnh trên phương tiện thông tin đại chúng.

– Đối với trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, người bệnh đã được điều trị ổn định mà vẫn chưa có người nhận, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thông báo cho cơ sở bảo trợ xã hội để tiếp nhận đối tượng này.

– Đối với người bệnh tâm thần mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có chuyên khoa tâm thần thì chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành tâm thần. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành tâm thần có trách nhiệm tiếp nhận, chăm sóc và điều trị cho người bệnh. Sau khi điều trị ổn định mà vẫn không có người nhận, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thông báo cho cơ sở bảo trợ xã hội để tiếp nhận người bệnh.

Cơ sở bảo trợ xã hội có trách nhiệm tiếp nhận các đối tượng chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.

– Đối với người bệnh tử vong không có người nhận, sau khi thực hiện quy định tại Điều 65 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải chụp ảnh, lưu giữ mô để xác định danh tính, làm thủ tục khai tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch và tổ chức mai táng.

3. Giải quyết đối với người bệnh tử vong

Điều 65 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định như sau về giải quyết đối với người bệnh tử vong:

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:

+ Cấp giấy chứng tử;

+ Tiến hành kiểm thảo tử vong trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi người bệnh tử vong;

+ Giao người hành nghề trực tiếp điều trị hoặc phụ trách ca trực lập hồ sơ tử vong, trong đó ghi rõ diễn biến bệnh, cách xử lý, thời gian và nguyên nhân tử vong;

+ Lưu trữ hồ sơ tử vong theo quy định tại khoản 3 Điều 59 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009.

– Đối với trường hợp tử vong trước khi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được giải quyết như sau:

+ Đối với người có giấy tờ tùy thân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thông báo cho thân nhân của hộ để tổ chức mai táng;

+ Đối với người không có giấy tờ tùy thân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng để tìm người nhà của người bệnh.

Trường hợp không có giấy tờ tùy thân hoặc có giấy tờ tùy thân nhưng không có người nhận, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm bảo quản thi thể, chụp ảnh và thông báo cho cơ quan công an hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở.

Trường hợp không có người nhận, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan lao động, thương binh và xã hội trên địa bàn để các cơ quan này tổ chức mai táng.

– Việc xác định người bệnh đã tử vongthời hạn bảo quản thi thể được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Kết luận: Đối với người bệnh không có người nhận, người bệnh tử vong cần giải quyết theo đúng trường hợp đã được quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009.

Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:

Giải quyết đối với người bệnh không có người nhận/Giải quyết đối với người bệnh tử vong

Thủ tục Nội dung