18. Bắt buộc chữa bệnh/Trực khám bệnh, chữa bệnh
Khi người bệnh mắc các bệnh đặc biệt có thể gây ra những ảnh hưởng xấu nếu như không chữa bệnh thì sẽ thuộc các trường hợp bắt buộc chữa bệnh. Vậy vấn đề này được quy định ra sao? Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ tìm hiểu về nội dung bắt buộc chữa bệnh/trực khám bệnh, chữa bệnh qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007.
1. Khái niệm
Người bệnh là người sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.(khoản 3 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009)
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là người đã được cấp chứng chỉ hành nghề và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là người hành nghề). (khoản 6 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009)
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở cố định hoặc lưu động đã được cấp giấy phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. (khoản 7 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009)
2. Bắt buộc chữa bệnh
Điều 66 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, các trường hợp bắt buộc chữa bệnh theo quy định của Luật này bao gồm:
+ Mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
+ Bệnh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm có ý tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác theo quy định của pháp luật.
– Việc bắt buộc chữa bệnh thực hiện theo quy định của pháp luật về hình sự và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.
Điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định Bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê – bô – la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh
3. Trực khám bệnh, chữa bệnh
Điều 67 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về trực khám bệnh, chữa bệnh như sau:
– Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh nội trú, cơ sở cấp cứu phải bảo đảm trực liên tục ngoài giờ hành chính, ngày lễ, ngày nghỉ.
Khuyến khích cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh nội trú tổ chức khám bệnh, chữa bệnh 24 giờ/ngày.
– Trực ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm trực lãnh đạo, trực lâm sàng, trực cận lâm sàng và trực hậu cần, bảo vệ.
– Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
+ Phân công người trực, quy định rõ trách nhiệm đối với từng cấp trực, người trực và chế độ trực cụ thể;
+ Bảo đảm đầy đủ các phương tiện vận chuyển cấp cứu phù hợp với hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh; thiết bị, dụng cụ y tế và thuốc thiết yếu để kịp thời cấp cứu người bệnh;
+ Bảo đảm chế độ báo cáo trực đối với mỗi phiên trực
Kết luận: Trên đây là các quy định liên quan đến Bắt buộc chữa bệnh/Trực khám bệnh, chữa bệnh thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007. Để đảm bảo an toàn cho người bệnh cũng như cho người khác các cá nhân, tổ chức liên quan cần nghiêm chỉnh chấp hành.
Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:
Bắt buộc chữa bệnh/Trực khám bệnh, chữa bệnh
Thủ tục | Nội dung |
---|