28. Khám, chữa bệnh nhân đạo
Hoạt động tình nguyện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo là việc làm rất ý nghĩa, nhằm giúp đỡ các hoàn cảnh không có điều kiện khám, chữa bệnh. Các hình thức hoạt động và tổ chức thực hiện được Dữ Liệu Pháp Lý cụ thể qua Thông tư 30/2014/TT-BYT.
1. Khái niệm
Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo là hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí hoàn toàn cho người bệnh. (khoản 1 Điều 2 Thông tư 30/2014/TT-BYT)
Đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo là một nhóm nhân viên y tế trong nước, nước ngoài do cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài tổ chức để khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo cho nhân dân. (khoản 2 Điều 2 Thông tư 30/2014/TT-BYT)
Đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động là đội khám bệnh, chữa bệnh do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thành lập để khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo cho nhân dân ở những nơi có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc những nơi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và địa bàn khác khi có nhu cầu. (khoản 3 Điều 2 Thông tư 30/2014/TT-BYT)
2. Hình thức tổ chức hoạt động
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 30/2014/TT-BYT, các tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo bao gồm:
– Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo được tổ chức theo một trong các hình thức sau đây:
+ Bệnh viện bao gồm bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền;
+ Phòng khám bệnh, chữa bệnh bao gồm phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, phòng chẩn trị y học cổ truyền;
+ Nhà hộ sinh;
+ Phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng xét nghiệm;
+ Cơ sở dịch vụ y tế bao gồm cơ sở dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh.
– Đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước.
– Đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo nước ngoài.
– Đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động.
– Cá nhân trong nước hoặc nước ngoài khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
3. Tổ chức thực hiện
Các tổ chức thực hiện có trách nhiệm được quy định theo Điều 13 Thông tư 30/2014/TT-BYT như sau:
– Cục Quản lý khám, chữa bệnh – Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này trên phạm vi toàn quốc.
– Hội Chữ thập đỏ Việt Nam có trách nhiệm:
+ Chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Hội kiện toàn tổ chức, nhân sự, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Chữ thập đỏ đang hoạt động theo đúng các quy định của Thông tư này;
+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Chữ thập đỏ.
– Sở Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này trên địa bàn quản lý.
– Các tổ chức, cá nhân thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo có trách nhiệm:
+ Chỉ được phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo sau khi có văn bản cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc đợt khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, tổ chức, cá nhân thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo phải gửi báo cáo kết quả hoạt động theo Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này đến Bộ Y tế hoặc Sở Y tế hoặc Bộ, ngành đã cho phép tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
Lưu ý: Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh) để nghiên cứu, giải quyết.
Kết luận: Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí là hoạt động tình nguyện rất có ý nghĩa của các y bác sĩ. Các điều kiện và thủ tục cấp giấy phép được quy định tại Thông tư 30/2014/TT-BYT.
Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:
Khám, chữa bệnh nhân đạo
Thủ tục | Nội dung |
---|