5. Thời hạn kiểm toán, địa điểm kiểm toán

Ở cùng 1 thời điểm có thể có rất nhiều cuộc kiểm toán đối với các đơn vị được kiểm toán khác nhau. Vậy nên cần phải có các quy định chi tiết liên quan đến thời hạn, địa điểm kiểm toán để tránh trường hợp chậm trễ, tồn đọng công việc kiểm toán. Và qua bài viết này, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ phân tích các quy định của Luật kiểm toán nhà nước 2015 và Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước (ban hành kèm theo Quyết định 03/2020/QĐ-KTNN của Tổng kiểm toán nhà nước) liên quan đến vấn đề này.

1. Thời hạn kiểm toán

Quy định tại Đều 34 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 thời hạn kiểm toán nhà nước như sau:

– Thời hạn của cuộc kiểm toán được tính từ ngày công bố quyết định kiểm toán đến khi kết thúc việc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán.

– Thời hạn của một cuộc kiểm toán không quá 60 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp phức tạp, cần thiết kéo dài thời hạn kiểm toán thì Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định gia hạn một lần, thời gian gia hạn không quá 30 ngày.

– Đối với cuộc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công có quy mô toàn quốc, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định cụ thể về thời hạn kiểm toán.

Điều 4 Quyết định 03/2020/QĐ-KTNNcủa Tổng kiểm toán nhà nước cụ thể như sau:

– Thời hạn của cuộc kiểm toán được tính từ ngày công bố quyết định kiểm toán đến khi kết thúc việc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán. Trong trường hợp sau khi công bố quyết định kiểm toán phát sinh sự kiện bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh, ….) ảnh hưởng đến cuộc kiểm toán, Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét quyết định tạm dừng cuộc kiểm toán. Thời hạn tạm dừng không tính vào thời hạn của cuộc kiểm toán.

– Thời hạn của một cuộc kiểm toán không quá 60 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp phức tạp, cần thiết kéo dài thời hạn kiểm toán thì Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định gia hạn một lần, thời gian gia hạn không quá 30 ngày.

– Đối với cuộc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công có quy mô toàn quốc, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thời hạn cuộc kiểm toán.

2. Địa điểm kiểm toán

 Theo quy định tại Điều 35 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 về địa điểm kiểm toán như sau:

– Việc kiểm toán được thực hiện tại đơn vị được kiểm toán, trụ sở Kiểm toán nhà nước hoặc tại địa điểm khác do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.

– Trường hợp việc kiểm toán được thực hiện ngoài trụ sở đơn vị được kiểm toán thì đơn vị được kiểm toán có trách nhiệm chuyển hồ sơ, tài liệu theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

Ngoài ra, tại các khoản 3, 4, 5 của Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước có quy định thêm về địa điểm kiểm toán như sau:

Địa điểm kiểm toán do Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán đề xuất và trình Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt khi xét duyệt kế hoạch kiểm toán.

– Trong quá trình thực hiện kiểm toán, trường hợp cần thiết phải thay đổi địa điểm kiểm toán, Trưởng Đoàn kiểm toán đề xuất Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán quyết định theo ủy quyền của Tổng Kiểm toán nhà nước đồng thời báo cáo và chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước.

– Trường hợp đối chiếu với bên thứ ba, địa điểm kiểm toán do Tổ trưởng Tổ kiểm toán trình Trưởng Đoàn kiểm toán báo cáo Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán quyết định và phải chịu trách nhiệm.

Kết luận: Trên đây là các quy định của Luật Kiểm toán nhà nước liên quan tới thời hạn, địa điểm kiểm toán. Hy vọng với bài viết này, Dữ Liệu Pháp Lý đã đem đến cho bạn đọc những thông tin cơ bản và cần thiết xoay quanh vấn đề này

Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:

Thời hạn, địa điểm kiểm toán

Thủ tục Nội dung