2. Thiết kế kiến trúc

Một trong các bước quan trọng nhất trước khi tiến hành xây dựng 1 công trình kiến trúc bất kì chính là việc thiết kế kiến trúc. Đây là công việc quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến dáng vẻ cũng như sự bền vững của kiến trúc. Vì vậy, pháp luật đã có các quy định cụ thể về thiết kế kiến trúc. Nội dung cụ thể sẽ được Dữ Liệu Pháp Lý phân tích thông qua các quy định của Luật Kiến trúc 2019, Thông tư 03/2020/TT-BXD.

1. Khái niệm

Thiết kế kiến trúc là việc lập phương án kiến trúc, thể hiện ý tưởng kiến trúc, giải pháp kỹ thuật về kiến trúc trong hồ sơ thiết kế quy hoạch, xây dựng, thiết kế nội thất, ngoại thất và kiến trúc cảnh quan.. (khoản 3 Điều 3 Luật Kiến trúc 2019)

2. Các quy định chung về thiết kế kiến trúc

Theo Điều 12 Luật Kiến trúc 2019 quy định về thiết kế kiến trúc như sau:

Chủ đầu tư công trình kiến trúc có trách nhiệm tổ chức lập nhiệm vụ thiết kế kiến trúc và thiết kế kiến trúc.

– Thiết kế kiến trúc phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Thiết kế kiến trúc phải tích hợp giải pháp kiến trúc với quy hoạch; phải xem xét toàn diện các yêu cầu về kinh tế – xã hội, công năng, kỹ thuật, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bản sắc văn hóa dân tộc và các yêu cầu khác đối với công trình; bảo đảm người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em dễ dàng tiếp cận sử dụng; bảo đảm bình đẳng giới.

Hồ sơ thiết kế kiến trúc được sử dụng làm cơ sở cho thiết kế xây dựng sau khi được chủ đầu tư đánh giá, nghiệm thu.

– Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết hồ sơ thiết kế kiến trúc.

3. Các quy định về hồ sơ thiết kế kiến trúc:

Điều 2 Thông tư 03/2020/TT-BXD quy định chung về hồ sơ thiết kế cấu trúc như sau:

Hồ sơ thiết kế kiến trúcthành phần của hồ sơ thiết kế xây dựng được thực hiện thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật xây dựng.

– Hồ sơ thiết kế kiến trúc bao gồm các loại sau:

+ Hồ sơ thiết kế kiến trúc sơ bộ là nội dung kiến trúc trong thiết kế sơ bộ ở giai đoạn báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;

+ Hồ sơ thiết kế kiến trúc cơ sở là nội dung kiến trúc trong thiết kế cơ sở ở giai đoạn báo cáo nghiên cứu khả thi;

+ Thiết kế kiến trúc kỹ thuật là nội dung kiến trúc trong thiết kế kỹ thuật ở giai đoạn sau thiết kế cơ sở;

+ Thiết kế kiến trúc bản vẽ thi công là nội dung kiến trúc trong thiết kế bản vẽ thi công ở giai đoạn sau thiết kế cơ sở;

+ Các hồ sơ thiết kế kiến trúc ở các bước thiết kế khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế, tương ứng với các bước thiết kế xây dựng do người quyết định đầu tư quyết định khi quyết định đầu tư dự án.

– Hồ sơ thiết kế kiến trúc trong dự án đầu tư xây dựng công trình đặc thù thực hiện theo quy định tại Luật Xây dựng.

– Hồ sơ thiết kế kiến trúc trong đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, thiết kế đô thị được thực hiện theo Luật Xây dựngLuật Quy hoạch đô thị.

– Khi điều chỉnh thiết kế kiến trúc phải lập hồ sơ thiết kế kiến trúc điều chỉnh gồm các bản vẽ được điều chỉnh đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Nêu rõ nội dung, thời gian, lần điều chỉnh, có sự thống nhất của chủ nhiệm thiết kế và chủ đầu tư;

+ Tổ chức thiết kế và chủ đầu tư phải ký xác nhận và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung sửa đổi trong khung tên bản vẽ.

Về các quy định liên quan đến nội dung chi tiết của các loại hồ sơ thiết kế kiến trúc khác nhau, bạn đọc có thể xem thêm tại Chương 2 Thông tư 03/2020/TT-BXD

Kết luận: Qua bài viết trên, Dữ Liệu Pháp Lý đã đem đến cho bạn đọc những thông tin cơ bản và cần thiết xoay quanh vấn đề thiết kế kiến trúc thông qua các quy định của Luật Kiến trúc 2019. Việc thiết kế kiến trúc phải đảm bảo các yêu cầu trên để phù hợp với quy định và chính sách của nhà nước.

Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:

Thiết kế kiến trúc

Thủ tục Nội dung