103. Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động
Hằng năm, doanh nghiệp có trách nhiệm phải xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động. Đây là cơ sở để đánh giá rủi ro an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp, dựa vào đó, doanh nghiệp có thể dự liệu, phòng tránh trước các sự cố có thể xảy ra, cũng như chuẩn bị công tác tự kiểm tra an toàn lao động, xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp. Dựa trên Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH, Dữ liệu pháp lý sẽ đưa ra những thông tin cần thiết cung cấp cho vấn đề Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động.
1. Khái niệm
Theo khỏan 2,3 điều 3 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định thì:
– An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
– Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
2. Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động
– Hằng năm, người sử dụng lao động phải xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động. Đối với các công việc phát sinh trong năm kế hoạch thì phải bổ sung nội dung phù hợp vào kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động.
– Việc lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phải được lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở và dựa trên các căn cứ sau đây:
+ Đánh giá rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; việc kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;
+ Kết quả thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động năm trước;
+, Nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tình hình lao động của năm kế hoạch;
+ Kiến nghị của người lao động, của tổ chức công đoàn và của đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra.
Như vậy, theo quy định trên thì hằng năm khi công ty lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động bắt buộc phải lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
(Điều 76 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015)
3. Nội dung xây dựng kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động
Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ;
+ Biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng, chống yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động;
+ Trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;
+ Chăm sóc sức khỏe người lao động;
+ Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động
(Khoản 3 Điều 76 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015)
Kết luận: Xây dựng kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động là nhằm đảm bảo một môi trường làm việc an tòan cho người lao động được quy định cụ thể tại Luật An toàn vệ sinh, lao động 2015, Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:
Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động
Thủ tục | Nội dung |
---|