22. Tạm ứng tiền lương

Dựa vào những quy định của Bộ Luật Lao động 2019 (có hiệu lực ngày 01/01/2021), sau đây, Dữ liệu pháp lý sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về vấn đề Tạm ứng tiền lương.

1. Khái niệm.

– Theo quy định của khoản 1 Điều 90 Bộ Luật Lao động 2019 thì Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lươngcác khoản bổ sung khác.

– Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Bộ Luật Lao động 2019 thì Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Khoản 2 Điều 3 Bộ Luật Lao động 2019 quy định Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

2. Những quy định về tạm ứng tiền lương.

Điều 101 Bộ Luật Lao động 2019 đưa ra một số quy định về tạm ứng tiền lương như sau:

– Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuậnkhông bị tính lãi.

– Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.

– Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.

Lưu ý: Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.

3. Một số trường hợp cụ thể về Tạm ứng tiền lương.

3.1 Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán:

Trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán, nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng theo quy định tại khoản 3 Điều 97 Bộ Luật Lao động 2019.

3.2 Trường hợp nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương.

Người lao động được tạm ứng tiền lương khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương theo quy định tại khoản 5 Điều 113 Bộ Luật Lao động 2019.

3.3 Trường hợp người lao động bị tạm đình chỉ công việc.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 128 Bộ Luật Lao động 2019 thì trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

Lưu ý: khoản 3 Điều 128 Bộ Luật Lao động 2019 thì trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.

Kết luận: Những vấn đề liên quan đến Tạm ứng tiền lương thì người lao động và người sử dụng lao động cần tuân theo những quy định của Bộ Luật Lao động 2019 (có hiệu lực ngày 01/01/2021).

Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:

Tạm ứng tiền lương.

Thủ tục Nội dung