40. Sử dụng lao động là người khuyết tật
Dựa trên những quy định của Bộ Luật Lao động 2019, Luật người khuyết tật 2010, Nghị định 28/2012/NĐ-CP, Dữ liệu pháp lý sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về vấn đề Sử dụng lao động là người khuyết tật.
1. Khái niệm:
– Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Bộ Luật Lao động 2019 thì Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
– Khoản 2 Điều 3 Bộ Luật Lao động 2019 quy định Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
– Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010 thì Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
2. Việc làm đối với người khuyết tật.
Điều 33 Luật người khuyết tật 2010 quy định:
– Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật phục hồi chức năng lao động, được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và đặc điểm của người khuyết tật.
– Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật.
– Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật tùy theo điều kiện cụ thể bố trí sắp xếp công việc, bảo đảm điều kiện và môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật.
– Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật phải thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về lao động đối với lao động là người khuyết tật.
– Tổ chức giới thiệu việc làm có trách nhiệm tư vấn học nghề, tư vấn và giới thiệu việc làm cho người khuyết tật.
– Người khuyết tật tự tạo việc làm hoặc hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật được vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh, được hướng dẫn về sản xuất, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm theo quy định của Chính phủ.
3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật.
Điều 34 Luật người khuyết tật 2010 quy định: Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh theo tỷ lệ lao động là người khuyết tật, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô doanh nghiệp.
Những chính sách ưu đãi đối với Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được quy định cụ thể tại Điều 9 Nghị định 28/2012/NĐ-CP.
4. Các hành vi bị cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật.
Điều 160 Bộ Luật Lao động 2019 quy định những hành vi bị cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tất như sau:
– Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.
– Sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó.
Kết luận: Những vấn đề pháp lý liên quan đến Sử dụng lao động là người khuyết tật thì phải tuân theo quy đinh tại Bộ Luật Lao động 2019, Luật người khuyết tật 2010, Nghị định 28/2012/NĐ-CP.
Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:
Sử dụng lao động là người khuyết tật
Thủ tục | Nội dung |
---|
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người khuyết tật | Tải biểu mẫu |
……..
———- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: …….. |
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
(Không xác định thời hạn)
– Căn cứ Bộ luật lao động năm 2019;
– Căn cứ Nghị định………… dẫn Bộ luật Lao động
– Căn cứ nhu cầu các bên;
Hôm nay, ngày …….., tại …….., chúng tôi gồm:
Bên A: Người sử dụng lao động
Tên doanh nghiệp | : | …….. | |
Mã số doanh nghiệp | : | …….. | |
Ngày cấp | : | …….. | |
Nơi cấp | : | …….. | |
Trụ sở chính | : | …….., …….., …….., …….. | |
Điện thoại (nếu có) | : | …….. | Fax (nếu có): …….. |
Đại diện bởi Ông/Bà | : | …….. | |
Chức vụ | : | …….. | |
Quốc tịch | : | …….. | |
Số Giấy tờ pháp lý | : | …….. | |
Cấp ngày | : | …….. | |
Nơi cấp | : | …….. | |
Địa chỉ cư trú | : | …….., …….., …….., …….. |
Bên B: Người lao động
Ông / Bà | : | …….. | Quốc tịch: …….. |
Ngày sinh | : | …….. | Giới tính: …….. |
Số Giấy tờ pháp lý | : | …….. | |
Cấp ngày | : | …….. | |
Nơi cấp | : | …….. | |
Địa chỉ cư trú: | : | …….., …….., …….., …….. |
Thỏa thuận ký kết hợp đồng lao động và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:
Điều 1. Công việc, địa điểm làm việc và thời hạn của hợp đồng
– Công việc phải làm | : | …….. |
– Địa điểm làm việc | : | …….., …….., …….., …….. |
– Loại hợp đồng | : | Không xác định thời hạn |
Từ ngày | : | …….. |
Điều 2: Lương, phụ cấp, các khoản bổ sung khác
Lương căn bản | : | …….. đồng/tháng |
Phụ cấp | : | …….. đồng/tháng |
Khoản tiền tương ứng đóng các loại bảo hiểm | : | …….. đồng/tháng |
Các khoản bổ sung khác: | : | Tùy quy định cụ thể của Doanh nghiệp |
– Hình thức trả lương: Tiền mặt hoặc chuyển khoản. Được trả lương vào ngày …….. của tháng.
– Chế độ nâng bậc, nâng lương: Theo quy định Doanh nghiệp và theo kết quả làm việc.
Điều 3: Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, bảo hộ lao động, BHXH, BHYT, BHTN
1. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:
– Thời giờ làm việc: …….. giờ/ngày, …….. giờ/tuần. Nghỉ hàng tuần: ………
– Chế độ nghỉ ngơi các ngày lễ, tết, phép năm: Lao động có hợp đồng từ 12 tháng trở lên được nghỉ phép 14 ngày/năm. Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày. Trường hợp nghỉ phép theo lịch cá nhân thì phải có đơn xin phép theo quy định của Doanh nghiệp. Các chế độ nghỉ ngơi khác theo quy định của Luật Lao động hiện hành;
2. Bảo hộ lao động:
– Được cấp phát dụng cụ làm việc gồm: ……..
– Được trang bị bảo hộ lao động: (Có / không) ……..
3. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp:
– Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp: Người sử dụng lao động đóng 21,5% (BHXH 17%, BHYT 3%, BHTN 1%, BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 0.5%); người lao động đóng 10.5% (BHXH 8%, BHYT 1.5%, BHTN 1%) mức lương căn bản của Điều 2; tỉ lệ đóng của các năm tiếp theo sẽ được điều chỉnh theo đúng quy định pháp luật, nếu có.
– Phương thức và thời gian đóng: Hằng tháng, vào ngày …….., Doanh nghiệp trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, và đóng cho cơ quan BHXH theo cách: ……..
Điều 4: Đào tạo, bồi dưỡng, các quyền lợi và nghĩa vụ liên quan của người lao động
– Đào tạo, bồi dưỡng: Người lao động được huấn luyện, đào tạo tại Doanh nghiệp hoặc gửi đi đào tạo và được tạo cơ hội để học văn hóa.
– Thưởng có điều kiện: phụ thuộc kết quả làm việc và hiệu quả của Doanh nghiệp.
– Các khoản thỏa thuận khác gồm: tiền cơm trưa, thưởng mặc định, hỗ trợ xăng xe, điện thoại, nhà ở, trang phục…, theo quy định của Doanh nghiệp.
– Chăm sóc sức khỏe: Người lao động được Doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe ít nhất 06 tháng / 1 lần.
– Trừ trường hợp có phản hồi bằng văn bản của người lao động, các Quyết định/Thông báo lương, thưởng của Doanh nghiệp được xem là các phụ lục sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh kèm theo HĐLĐ này, cụ thể các khoản trả cho người lao động trong suốt quá trình làm việc.
– Các chế độ được hưởng khác: Người lao động được hưởng các chế độ ngừng việc, trợ cấp thôi việc hoặc bồi thường theo quy định của Pháp luật hiện hành.
– Nghĩa vụ liên quan của người lao động:
+ Tuân thủ hợp đồng lao động;
+ Hoàn thành ở mức hiệu quả nhất các công việc được Doanh nghiệp giao, và hoàn thành ở mức hiệu quả nhất các công việc thuộc lĩnh vực công việc mình phụ trách;
+ Chấp hành theo sự điều hành của cấp trên, phối hợp hiệu quả giữa các bộ phận, tuân thủ các quy định của Doanh nghiệp, chú tâm đến an toàn lao động và bảo quản tài sản Doanh nghiệp;
+ Bồi thường chi phí học việc, chi phí đào tạo, các thiệt hại vật chất có thể chứng minh được, nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng, vi phạm thời hạn báo trước;
+ Bồi thường vi phạm vật chất: Theo quy định nội bộ của Doanh nghiệp và quy định của pháp luật hiện hành;
+ Có trách nhiệm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công việc, giảm thiểu các rủi ro. Khuyến khích các đóng góp này được thực hiện bằng văn bản.
+ Thuế TNCN, nếu có: do người lao động đóng. Doanh nghiệp sẽ tạm khấu trừ trước khi chi trả cho người lao động theo quy định.
Điều 5: Cam kết về Bản quyền và Bảo mật
……..
Điều 6: Nghĩa vụ và quyền lợi của người sử dụng lao động
1. Nghĩa vụ:
– Bảo đảm có việc làm và thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết trong hợp đồng lao động;
– Thanh toán đầy đủ, đúng hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể (nếu có);
– Tùy theo kết quả hoạt động kinh doanh và điều kiện thực tế, Doanh nghiệp sẽ có các ưu đãi xứng đáng cho nhân viên.
2. Quyền lợi:
– Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo hợp đồng (bố trí, điều chuyển, tạm ngừng công tác,…);
– Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật người lao động theo quy định của pháp luật, thoả ước lao động tập thể (nếu có) và nội quy lao động của doanh nghiệp.
Điều 7: Điều khoản thi hành
– Những vấn đề về lao động không ghi trong hợp đồng lao động này thì áp dụng quy định của thoả ước tập thể, trường hợp chưa có thoả ước thì áp dụng quy định của pháp luật lao động;
– Hợp đồng này được lập thành 2 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 1 bản và có hiệu lực kể từ ngày ……..
– Khi ký kết các phụ lục hợp đồng lao động thì nội dung của phụ lục cũng có giá trị như các nội dung của bản hợp đồng này.
NGƯỜI LAO ĐỘNG (Ký, ghi rõ họ tên)
…….. |
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG (Ký, ghi rõ họ tên)
…….. |
Danh sách người lao động là người khuyết tật | Tải biểu mẫu |
…….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————— |
DANH SÁCH LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
STT | Họ tên
người lao động |
Ngày, tháng, năm sinh | Tỷ lệ khuyết tật | Vị trí công việc | Năm vào làm việc | Ghi chú |
…….., ngày…….. tháng ……..năm …….. ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
…….. |
Văn bản đề nghị công nhận cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30 lao động trở lên | Tải biểu mẫu |
…….. — |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————— |
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
Về việc công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật
Kính gửi: Sở Lao động Thương binh Xã hội ……..
Tên doanh nghiệp: ……..
Mã số doanh nghiệp: ……..
Ngành, nghề kinh doanh: ……..
Trụ sở chính: …….., …….., …….., ……..
Người đại diện theo pháp luật: ……..
Số lao động của doanh nghiệp: …….. (người)
Số lao động là người khuyết tật của doanh nghiệp: …….. (người)
Tỷ lệ % lao động là người khuyết tật sử dụng tại Doanh nghiệp: ……..%
Căn cứ Luật người khuyết tật và Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật người khuyết tật, …………. đề nghị Sở Lao động Thương binh Xã hội …….. công nhận Doanh nghiệp sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật.
Trân trọng cảm ơn!
……..,…….. CỦA DOANH NGHIỆP
…….. |