64. Tổ chức hội nghị người lao động định kỳ
Người sử dụng lao động tiến hành phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động tổ chức hội nghị người lao động định kỳ. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó qua Bộ Luật lao động 2019, Nghị định 145/2020/NĐ-CP, Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
1. Khái niệm
– Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Bộ Luật Lao động 2019 (thay thế khoản 1 Điều 3 Bộ Luật Lao động 2012) thì Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
– Khoản 2 Điều 3 Bộ Luật Lao động 2019 (thay thế khoản 2 Điều 3 Bộ Luật Lao động 2012) quy định Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Khoản 3 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
Khoản 1 Điều 47 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì Hội nghị người lao động do người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) tổ chức hằng năm theo hình thức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu.
2. Nội dung hội nghị người lao động
Theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì nội dung người sử dụng lao động buộc phải tổ chức hội nghị người lao động trong các trường hợp sau đây:
– Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động.
– Thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
– Xây dựng phương án sử dụng lao động
– Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
– Thưởng
– Ban hành nội quy lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động
– Tạm đình chỉ công việc của người lao động
Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác để tiến hành tổ chức hội nghị người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Nghị định 145/2020/NĐ-CP
– Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
– Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
– Điều kiện làm việc;
– Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
– Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
– Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
3. Hình thức của hội nghị người lao động
Theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì:
Hình thức tổ chức hội nghị, nội dung, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, quy trình, trách nhiệm tổ chức thực hiện và hình thức phổ biến kết quả hội nghị người lao động thực hiện theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Điều 48 Nghị định này.
Lưu ý: Theo Điều 48 Nghị định 145/2020/NĐ-CP
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm ban hành và phổ biến công khai tới người lao động quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để thực hiện các nội dung về đối thoại tại nơi làm việc và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.
– Trong quá trình xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế dân chủ này, người sử dụng lao động phải:
+ Tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) để hoàn thiện và ban hành
+ Những góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động mà người sử dụng lao động không tiếp thu thì phải nêu rõ lý do.
4. Xử lý vi phạm
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 28/2020/NĐ-CP thì
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau:
– Không thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định pháp luật;
– Không bố trí địa điểm và bảo đảm các điều kiện vật chất khác cho việc đối thoại tại nơi làm việc.
Kết luận: Người sử dụng lao động phải phối hợp với tổ chức có liên quan của người lao động để tiến hành tổ chức hội nghị người lao động hàng năm theo quy định tại Bộ Luật lao động 2019, Nghị định 145/2020/NĐ-CP, Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:
Tổ chức hội nghị người lao động định kỳ
Thủ tục | Nội dung |
---|
Quyết định ban hành quy chế tổ chức Hội nghị người lao động | Tải biểu mẫu |
…. ——– |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: …. |
…., …. |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy chế hội nghị người lao động
GIÁM ĐỐC ….
Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
Căn cứ ;
Xét đề nghị của Giám đốc và Ban chấp hành Công đoàn cơ sở doanh nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế hội nghị người lao động” của ….
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông (bà): Ban giám đốc, Ban Chấp hành Công đoàn (hoặc, Ban chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp nếu tại doanh nghiệp chưa thành lập Công đoàn) các cấp và người lao động làm việc trong Công ty có trách nhiệm thực hiện Quyết định này.
Nơi nhận:
– Như Điều 3; – BCH CĐCS doanh nghiệp; – Lưu VP./.
|
GIÁM ĐỐC (Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)
…. |
QUY CHẾ HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số …. ngày ….
của Giám đốc ….
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định việc thực hiện phát huy quyền làm chủ của người lao động trong Công ty ….
2. Đối tượng áp dụng của Quy chế này là Giám đốc, hoặc người được ủy quyền hợp pháp tại Công ty (sau đây gọi chung là người sử dụng lao động); Ban Chấp hành Công đoàn Công ty; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Điều 2. Quy chế hội nghị người lao động là hình thức thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
Là cuộc họp có tổ chức do người sử dụng lao động chủ trì tổ chức hàng năm có sự tham gia của người lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở nhằm trao đổi thông tin và thực hiện các quyền dân chủ cho người lao động.
Điều 3. Nguyên tắc triển khai hội nghị người lao động
1. Người sử dụng lao động phải tôn trọng, bảo đảm các quyền dân chủ của người lao động tại nơi làm việc; quyền dân chủ được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật thông qua việc tổ chức Hội nghị người lao động tại nơi làm việc.
2. Công ty phải xây dựng và thực hiện công khai, minh bạch quy chế Hội nghị người lao động tại nơi làm việc nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước.
Chương II
NỘI DUNG HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG
Điều 4. Tổ chức hội nghị người lao động
1. Hội nghị người lao động được tổ chức 1 năm một lần, vào quý 1 của năm.
2. Hội nghị người lao động được tổ chức theo hình thức hội nghị toàn thể (đối với đơn vị có từ dưới 100 lao động), hoặc theo hình thức hội nghị đại biểu (đối với đơn vị có từ 100 lao động trở lên).
Điều 5. Trách nhiệm tổ chức hội nghị người lao động
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng quy chế tổ chức hội nghị người lao động, bố trí địa điểm, thời gian, các điều kiện vật chất cần thiết và tổ chức hội nghị người lao động. Quy chế tổ chức hội nghị người lao động được ban hành sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và phải được phổ biến công khai đến người lao động trong doanh nghiệp.
2. Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở có trách nhiệm phối hợp với người sử dụng lao động tham gia xây dựng và thực hiện quy chế tổ chức hội nghị người lao động.
Điều 6. Thành phần tham gia hội nghị người lao động
Thành phần tham gia hội nghị đại biểu bao gồm:
a) Đại biểu đương nhiên bao gồm thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban kiểm soát, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Ban chấp hành công đoàn cơ sở, người đứng đầu tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội trong doanh nghiệp;
b) Đại biểu bầu là những người được hội nghị người lao động cấp phòng, ban, phân xưởng, bầu theo quy định.
Điều 7. Bầu đại biểu tham dự hội nghị đại biểu
1. Số lượng đại biểu bầu tối thiểu được quy định như sau:
Công ty có từ 100 lao động, thì bầu ít nhất 50 đại biểu; Sau đó cứ thêm 100 lao động được bầu thêm 5 đại biểu.
(- Đối với doanh nghiệp có 100 lao động thì bầu ít nhất là 50 đại biểu;
– Đối với doanh nghiệp có từ 101 đến dưới 1000 lao động, ngoài số đại biểu phải bầu ban đầu tại Điểm a Khoản 1 Điều này, cứ 100 lao động thì bầu thêm ít nhất 5 đại biểu;
– Đối với doanh nghiệp có 1000 lao động thì bầu ít nhất là 100 đại biểu;
– Đối với doanh nghiệp có từ 1001 đến dưới 5000 lao động, ngoài số đại biểu phải bầu ban đầu tại Điểm c Khoản 1 Điều này, cứ 1000 lao động thì bầu thêm ít nhất 20 đại biểu;
– Đối với doanh nghiệp có từ 5000 lao động trở lên thì bầu ít nhất là 200 đại biểu.)
2. Người sử dụng lao động và tổ chức đại diện tập thể người lao động tại cơ sở thống nhất, quyết định số lượng, cơ cấu đại biểu được bầu tham dự hội nghị đại biểu và phân bổ số lượng, cơ cấu đại biểu được bầu tương ứng với số lượng và cơ cấu lao động của từng phòng, ban, phân xưởng, tổ sản xuất.
3. Đại biểu trúng cử phải đạt trên 50% tổng số phiếu bầu hợp lệ; trường hợp phát sinh trong quá trình bầu cử được quy định như sau:
a) Trường hợp nhiều người cùng đạt trên 50% tổng số phiếu bầu hợp lệ thì lấy theo thứ tự từ người có số phiếu cao nhất trở xuống cho đến khi đủ số đại biểu được phân bổ;
b) Trường hợp bầu lần thứ nhất số người trúng cử chưa đủ số lượng đại biểu được phân bổ thì tiếp tục bầu các lần tiếp theo cho đến khi có đủ số đại biểu;
c) Trường hợp nhiều người cùng đạt trên 50% tổng số phiếu bầu hợp lệ và có cùng số phiếu mà vượt quá số đại biểu được phân bổ thì tổ chức bầu tiếp đối với những người có cùng số phiếu bầu này để lấy người có số phiếu bầu cao hơn cho đến khi đủ số đại biểu được phân bổ.
Điều 8. Nội dung hội nghị người lao động
1. Hội nghị người lao động thảo luận các nội dung sau:
a) Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và những nội dung trực tiếp liên quan đến việc làm của người lao động, lợi ích của doanh nghiệp;
b) Kết quả kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, các quy định, quy chế của doanh nghiệp;
c) Tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo;
d) Điều kiện làm việc và các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc;
đ) Kiến nghị, đề xuất của mỗi bên;
e) Các nội dung khác mà hai bên quan tâm
2. Bầu thành viên đại diện cho tập thể lao động tham gia đối thoại định kỳ.
3. Thông qua nghị quyết hội nghị người lao động.
Điều 9. Quy trình tổ chức Hội nghị người lao động
1. Bầu đoàn chủ tịch và thư ký hội nghị.
2. Báo cáo tư cách đại biểu tham dự hội nghị.
3. Báo cáo của người sử dụng lao động
4. Báo cáo của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
5. Đại biểu thảo luận.
6. Bầu thành viên đại diện cho tập thể lao động tham gia đối thoại định kỳ.
7. Biểu quyết thông qua nghị quyết hội nghị người lao động.
Điều 10. Phổ biến, triển khai, giám sát thực hiện nghị quyết hội nghị người lao động
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở phổ biến kết quả hội nghị người lao động đến toàn thể người lao động và tổ chức triển khai nghị quyết hội nghị người lao động trong doanh nghiệp.
2. Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở có trách nhiệm phối hợp với người sử dụng lao động phổ biến kết quả hội nghị người lao động đến toàn thể người lao động trong doanh nghiệp; tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện nghị quyết hội nghị người lao động trong doanh nghiệp.
3. Đại biểu tham dự hội nghị người lao động có trách nhiệm phổ biến kết quả và nghị quyết hội nghị người lao động đến những người lao động không tham dự hội nghị người lao động ở các phòng ban, phân xưởng, tổ sản xuất nơi bầu mình làm đại diện tham dự hội nghị đại biểu.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn các cấp tổ chức thực hiện tốt Quy chế này.
Điều 12. Các ông (bà): Ban Giám đốc, Ban Chấp hành Công đoàn các cấp và người lao động làm việc trong Công ty có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này.
GIÁM ĐỐC (Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)
…. |
Chương trình tổ chức người lao động định kỳ năm | Tải biểu mãu |
…….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————- |
CHƯƠNG TRÌNH
HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM ……..
————————
BAN TỔ CHỨC ĐIỀU KHIỂN CHƯƠNG TRÌNH
TUYÊN BỐ LÝ DO
Kính thưa quí vị đại biểu!
Kính thưa toàn thể Hội nghị!
Thực hiện sự chỉ đạo và hướng dẫn của Liên đoàn Lao Động …….. về việc tổ chức Hội nghị Người lao động năm ……..
Nhằm đánh giá việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của …….. đồng thời kiểm điểm những mặt làm được và chưa làm được trong việc thực hiện các chế độ chính sách liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
Được sự chấp thuận của Ban giám đốc Doanh nghiệp, Công đoàn cơ sở …….. tổ chức Hội nghị Người lao động năm ……..
Đó là lý do của Hội nghị hôm nay.
————-
GIỚI THIỆU ĐẠI BIỂU
Đến dự Hội nghị hôm nay, thay mặt Ban tổ chức chúng tôi hết sức vui mừng và trân trọng được đón tiếp:
+ Đại diện Liên đoàn lao động ……..:
– Ông/Bà ……..
+ Đại diện Ban Giám đốc:
– Ông/Bà ……..
+ Đại diện các phòng ban, phân xưởng, chi nhánh:
……..
Hội nghị cũng nhiệt liệt chào mừng …….. đại biểu là anh/chị/em công nhân lao động của Doanh nghiệp về tham dự.
Đề nghị Hội nghị nhiệt liệt hoan nghênh.
————-
GIỚI THIỆU CHỦ TỊCH ĐOÀN, THƯ KÝ HỘI NGHỊ
Để điều khiển chương trình Hội nghị, Ban Tổ chức giới thiệu Chủ tịch đoàn hôm nay gồm có:
1- Ông (Bà) ……..
Giám đốc Doanh nghiệp
2- Ông (Bà) ……..
Chủ tịch Công đoàn Doanh nghiệp
Ban Tổ chức giới thiệu Thư ký Hội nghị:
……..
Thay mặt Ban tổ chức, đề nghị Hội nghị cho một tràng pháo tay chào mừng Chủ tịch đoàn và Thư ký Hội nghị.
Kính mời Chủ tịch đoàn và Thư ký Hội nghị lên vị trí làm việc và thay mặt Ban tổ chức tôi xin trao quyền điều khiển Hội nghị cho Chủ tịch đoàn. Xin cám ơn.
————-
NỘI DUNG LÀM VIỆC CỦA CHỦ TỊCH ĐOÀN:
Kính thưa Hội nghị!
Nhằm tổng kết đánh giá những nhiệm vụ, chỉ tiêu đã thực hiện được và kiểm điểm những mặt tồn tại trong năm qua, đề ra phương hướng hoạt động trong năm tới, thay mặt Chủ tịch đoàn trân trọng kính mời:
– Ông (Bà) …….. Giám đốc Doanh nghiệp – trình bày Báo cáo kết quả tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp năm …….. và Phương hướng sản xuất – kinh doanh năm ……… Trân trọng kính mời.
(Sau khi đọc báo cáo xong)
Tiếp theo chương trình, trân trọng kính mời:
– Ông (Bà) …….. Chủ tịch Công đoàn Doanh nghiệp – trình bày Báo cáo tình hình hoạt động, phong trào của Công đoàn cơ sở Doanh nghiệp năm …….. và phương hướng hoạt động năm ………
————-
THẢO LUẬN, ĐÓNG GÓP Ý KIẾN
Kính thưa Hội nghị!
Qua Báo cáo tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp năm …….. Phương hướng sản xuất – kinh doanh năm …….. và Báo cáo tình hình hoạt động, phong trào Công đoàn cơ sở Doanh nghiệp năm …….. và phương hướng hoạt động năm ……… Thay mặt, Chủ tịch đoàn đề nghị các đại biểu công nhân lao động của Doanh nghiệp đóng góp, phát biểu ý kiến về:
+ Các giải pháp để hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
+ Các biện pháp bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần, vệ sinh môi trường, đào tạo và đào tạo lại nghề cho người lao động.
+ Nội dung dự thảo mới hoặc dự thảo sửa đổi, bổ sung thoả ước lao động tập thể (nếu có).
+ Nội dung dự thảo mới hoặc dự thảo sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế trả lương, trả thưởng liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động (nếu có).
————-
BIỂU QUYẾT NỘI DUNG HỘI NGHỊ
Kính thưa Hội nghị!
Như vậy, Hội nghị đã thảo luận xong. Nếu đại biểu không còn ý kiến gì khác; thay mặt Chủ tịch đoàn xin lấy biểu quyết như sau:
– Đại biểu nào nhất trí với Báo cáo tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh năm …….. và Phương hướng sản xuất – kinh doanh năm …….. của Doanh nghiệp xin biểu quyết bằng cách giơ tay (……..%). Cám ơn các đại biểu.
– Đại biểu nào nhất trí với Báo cáo tình hình hoạt động, phong trào Công đoàn cơ sở Doanh nghiệp năm …….. và phương hướng hoạt động năm …….. xin biểu quyết bằng cách giơ tay (……..%). Cám ơn các đại biểu.
– Đại biểu nào nhất trí với Phương án:
……..
Xin biểu quyết bằng cách giơ tay (……..%). Cám ơn các đại biểu.
————-
PHÁT BIỂU CỦA LÃNH ĐẠO
Tiếp theo chương trình, trân trọng kính mời:
– Ông (Bà) ……..
Liên đoàn Lao động …….. phát biểu ý kiến chỉ đạo (nếu có đến tham dự).
Thay mặt Chủ tịch đoàn, trân trọng kính mời:
– Ông (Bà) ……..
Giám đốc Doanh nghiệp phát biểu ý kiến, trân trọng kính mời.
Tiếp theo chương trình kính mời:
– Ông (Bà) ……..
Thư ký Hội nghị lên thông qua Nghị quyết Hội nghị người lao động năm …….. Kính mời.
————-
Kính thưa Hội nghị !
Như vậy, chúng ta hoàn thành xong chương trình Hội nghị người lao động năm ……… Thay mặt Chủ tịch đoàn, tôi xin tuyên bố bế mạc Hội nghị.
Cám ơn các đại biểu đến tham dự. Chúc các đại biểu sức khỏe và thành công.
********
Văn bản thỏa thuận thành phần tham dự hội nghị người lao động | Tải biểu mẫu |
…. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————— |
BIÊN BẢN THỎA THUẬN
Về việc thỏa thuận thành phần tham dự Hội nghị người lao động
– Căn cứ Bộ Luật lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
– Căn cứ Quyết định tổ chức Hội nghị người lao động vào ngày ….;
Hôm nay, vào lúc …. giờ ngày …., tại ….
Chúng tôi gồm:
1. Bên phía người sử dụng lao động: (BÊN A)
– Ông / bà: …. | – chức vụ: …. |
– Ông / bà: …. | – chức vụ: …. |
2. Bên phía đại diện tập thể người lao động: (BÊN B)
– Ông / bà: …. | – chức vụ: …. |
– Ông / bà: …. | – chức vụ: …. |
Cùng thỏa thuận và thống nhất thành phần tham dự Hội nghị người lao động được tổ chức vào ngày ….
Theo đó, thành phần tham dự Hội nghị người lao động được tổ chức vào ngày …. gồm:
A. Bên phía người sử dụng lao động:
– Ông / bà: …. | – chức vụ: …. |
– Ông / bà: …. | – chức vụ: …. |
B. Bên phía người lao động:
– Ông / bà: …. | – chức vụ: …. |
– Ông / bà: …. | – chức vụ: …. |
Biên bản được lập và thông qua vào ngày …..
(Thành phần tham gia thỏa thuận ký và ghi rõ họ tên)
Biên bản kiểm phiếu | Tải biểu mẫu |
…….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————– |
BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU
BẦU ĐẠI DIỆN NGƯỜI LAO ĐỘNG
THAM GIA HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỊNH KỲ
Ngày: ……..
——————-
Chúng tôi được Hội nghị người lao động cấp cơ sở …….. bầu vào Tổ bầu cử để tổ chức bầu đại diện người lao động tham gia Hội nghị người lao động định vào ngày …….. gồm:
1. Ông (bà): …….. | – Tổ trưởng |
2. Anh (chị): …….. | – Thành viên |
3. Anh (chị): …….. | – Thành viên |
….
Tổ bầu cử đã thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình và nhất trí lập biên bản như sau:
– Tổng số người lao động có mặt dự hội nghị là …….. đại biểu.
– Hội nghị đã quyết định số lượng thành viên đại diện người lao động Doanh nghiệp tham gia Hội nghị người lao động định kỳ là …….. người.
– Tổng số phiếu phát ra: …….. phiếu.
– Tổng số phiếu thu vào: …….. phiếu.
– Số phiếu hợp lệ: …….. phiếu
– Số phiếu không hợp lệ: …….. phiếu.
+ Kết quả kiểm phiếu như sau:
01 | đạt ….. / ….. phiếu; tỷ lệ ……..…..%. | |
02 | đạt ….. / ….. phiếu; tỷ lệ ……..…..%. | |
03 | đạt ….. / ….. phiếu; tỷ lệ ……..…..%. | |
04 | đạt ….. / ….. phiếu; tỷ lệ ……..…..%. | |
05 | đạt ….. / ….. phiếu; tỷ lệ ……..…..%. | |
…. | đạt ….. / ….. phiếu; tỷ lệ ……..…..%. |
Danh sách những đại biểu trúng cử vào Ban đại diện người lao động tham gia Hội nghị người lao động định kỳ tại nơi làm việc có số phiếu bầu từ cao đến thấp và trúng cử theo quy định như sau:
01 | ||
02 | ||
03 | ||
04 | ||
05 | ||
.. | ……. |
Biên bản này lập thành hai bản lưu vào hồ sơ, tài liệu của hội nghị
…….., …….. TM. TỔ BẦU CỬ
…….. |
Phiếu bầu đại biểu tham gia Hội nghị người lao động | Tải biểu mẫu |
HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG
……………………… PHIẾU BẦU CỬ THAM DỰ HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG DOANH NGHIỆP: ………………………………………. Ngày :
|
Nghị quyết hội nghị người lao động | Tải biểu mẫu |
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
CĐCS: …. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————— |
NGHỊ QUYẾT
HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM ….
————-
Thực hiện Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
Hôm nay, ngày …. Doanh nghiệp tiến hành Hội nghị người lao động năm ….
Đến tham dự Hội nghị , chúng ta vinh dự được đón tiếp:
* Về phía Liên đoàn lao động ….:
1- Ông/Bà: ….
2- Ông/Bà: ….
* Về phía Ban Giám đốc Doanh nghiệp:
1- Ông/Bà: ….
2- Ông/Bà: ….
Và với sự có mặt của …. đại biểu công nhân lao động của Doanh nghiệp
Hội nghị thông qua:
+ Báo cáo tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp năm …. và Phương hướng sản xuất – kinh doanh năm ….
+ Báo cáo tình hình hoạt động của Công đoàn cơ sở Doanh nghiệp năm …. và Phương hướng hoạt động năm ….
+ Thảo luận các giải pháp để hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp (nếu có).
+ Thảo luận các biện pháp bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần, vệ sinh môi trường, đào tạo và đào tạo lại nghề cho người lao động (nếu có).
+ Thảo luận nội dung dự thảo mới hoặc dự thảo sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể (nếu có).
+ Thảo luận nội dung dự thảo mới hoặc dự thảo sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế trả lương, trả thưởng liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động (nếu có).
HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM ….
CỦA ….
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1: Nhất trí thông qua Báo cáo tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp năm …. và Phương hướng sản xuất – kinh doanh năm ….;
Điều 2: Nhất trí thông qua Báo cáo tình hình hoạt động của Công đoàn cơ sở Doanh nghiệp năm …. và Phương hướng hoạt động năm ….;
Điều 3: Hội nghị người lao động Doanh nghiệp đã biểu quyết nhất trí với các giải pháp, biện pháp, các nội dung (sửa đổi) hoặc (dự thảo mới) có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người lao động.
Điều 4: Hội nghị giao cho Ban chấp hành CĐCS Doanh nghiệp tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp của tập thể người lao động tham dự.
Điều 5: Hội nghị giao cho Ban chấp hành CĐCS Doanh nghiệp chịu trách nhiệm triển khai và tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt Nghị quyết Hội nghị người lao động của Doanh nghiệp đã thông qua.
Điều 6: Hội nghị Người lao động Doanh nghiệp kêu gọi toàn thể công nhân lao động và Đoàn viên Công đoàn phát huy vai trò trách nhiệm của mình, hưởng ứng tích cực các hoạt động, phong trào thi đua do Ban giám đốc, Ban chấp hành Công đoàn Doanh nghiệp phát động góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị Người lao động năm ….;
Điều 7: Nghị quyết Hội nghị Người lao động năm …. được Hội nghị thông qua và có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong quá trình hoạt động, Ban Giám đốc, BCH Công đoàn Doanh nghiệp sẽ triệu tập Hội nghị nếu có vấn đề cần sửa đổi, bổ sung./.
TM. BCH CÔNG ĐOÀN
…. |
GIÁM ĐỐC
…. |
Biên bản hội nghị người lao động năm | Tải biểu mẫu |
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
…….. CĐCS: …….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————— |
BIÊN BẢN
HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM ……..
—-
-Hôm nay, ngày …….. vào lúc ……..;
– Địa điểm: ……..
– Đã tiến hành: HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM
– Thành phần tham dự:
+ Đại diện Ban Giám đốc:
– Ông/Bà: ……..
+ Đại diện các phòng ban, phân xưởng, chi nhánh:
– Ông/Bà: ……..
– Ông/Bà: ……..
+ Đại diện Liên đoàn lao động ……..:
– Ông/Bà: ……..
+ Và có mặt …….. Công nhân viên, người lao động trong Doanh nghiệp
– Chủ trì cuộc họp:
+ Ông (Bà): …….. | – Giám đốc Doanh nghiệp |
+ Ông(Bà): …….. | – Chủ tịch CĐCS Doanh nghiệp |
– Thư ký biên bản :
– Ông/Bà: ……..
I- NỘI DUNG HỘI NGHỊ :
+ Báo cáo tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp năm …….. và Phương hướng sản xuất – kinh doanh năm ……..;
+ Báo cáo tình hình hoạt động Công đoàn cơ sở Doanh nghiệp năm …….. và phương hướng hoạt động năm ……..;
+ Thảo luận các giải pháp để hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp (nếu có).
+ Thảo luận các biện pháp bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần, vệ sinh môi trường, đào tạo và đào tạo lại nghề cho người lao động (nếu có).
+ Thảo luận nội dung dự thảo mới hoặc dự thảo sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể (nếu có).
+ Thảo luận nội dung dự thảo mới hoặc dự thảo sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế trả lương, trả thưởng liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động (nếu có).
II- Ý KIẾN ĐÓNG GÓP:
……..
III- KẾT LUẬN CUỘC HỌP:
+ Nhất trí với Báo cáo tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp năm …….. và Phương hướng sản xuất – kinh doanh năm ……..;
+ Nhất trí với Báo cáo tình hình hoạt động Công đoàn cơ sở Doanh nghiệp năm …….. và phương hướng hoạt động năm ……..;
+ Nhất trí với các ý kiến đóng góp sau đây:
……..
Cuộc họp kết thúc vào lúc: …….. cùng ngày./.
THƯ KÝ BIÊN BẢN
…….. |
TM.BCH CĐCS
CHỦ TỊCH
…….. |
CHỦ TRÌ
GIÁM ĐỐC
…….. |