88. Yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại tài sản
Dựa theo các quy định tại Bộ Luật Dân sự 2015, Bộ Luật Lao động 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP, Dữ liệu pháp lý sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về vấn đề Yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại tài sản.
1. Khái niệm
Theo Điều 13 Bộ Luật Dân sự năm 2015 có quy định Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.
2. Các trường hợp người lao động phải bồi thường thiệt hại
Theo Điều 129 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định thì các các trường hợp người lao động phải bồi thường thiệt hại như sau:
– Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật: Người lao động bị sa thải do có hành vi trộm cắp hoặc có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản của người sử dụng lao động có thể đồng thời bị người sử dụng lao động yêu cầu bồi thường thiệt hại.
-Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương, mức khấu trừ không vượt quá 30% tiền lương thực trả của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
– Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động.
– Trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm
– Trường hợp thiệt hại xảy ra do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.
3. Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại
Theo Điều 71 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại được quy định như sau:
– Khi phát hiện người lao động có hành vi gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động yêu cầu người lao động tường trình bằng văn bản về vụ việc.
– Trong thời hiệu xử lý bồi thường, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại như sau:
+ Ít nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại, người sử dụng lao động thông báo đến các thành phần phải tham dự họp;
+ Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự họp xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động. Trường hợp một trong các thành phần không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp;
+ Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại theo thời gian, địa điểm đã thông báo quy định tại điểm a, điểm b khoản này. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm a khoản này không xác nhận tham dự hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
– Nội dung cuộc họp xử lý bồi thường thiệt hại phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.
– Quyết định xử lý bồi thường thiệt hại phải được ban hành trong thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại. Quyết định xử lý bồi thường thiệt hại phải nêu rõ mức thiệt hại; nguyên nhân thiệt hại; mức bồi thường thiệt hại; thời hạn, hình thức bồi thường thiệt hại và được gửi đến các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
4. Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại
Theo khoản 1 Điều 72 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại là 06 tháng kể từ ngày người lao động có hành vi làm hư hỏng, làm mất dụng cụ, thiết bị hoặc làm mất tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép.
Kết luận: Yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại tài sản dựa trên các quy định tại Bộ Luật Dân sự 2015, Bộ Luật Lao động 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Chi tiết trình tư, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:
Yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại tài sản.
Thủ tục | Nội dung |
---|
Quyết định xử lý yêu cầu bồi thường thiệt hại | Tải biểu mẫu |
…….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————— |
…….., ……..
QUYẾT ĐỊNH
Về việc xử lý yêu cầu bồi thường thiệt hại
– Căn cứ Biên bản họp xử lý yêu cầu bồi thường thiệt hại ngày: ……..;
– Căn cứ Điều lệ và nội quy ……..
– Căn cứ quyền hạn và trách nhiệm của Giám đốc của doanh nghiệp.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Thi hành yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản đối với Ông / Bà ……..
Đơn vị làm việc: ……..
Công việc đang làm: ……..
Mức độ gây ra thiệt hại: ……..
Điều 2: Trách nhiệm vật chất:
Mức bồi thường: ……..
Phương thức bồi thường: ……..
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ……..
Các Phòng, Ban, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
– Ông (bà) ……..; – Như Điều 3; – Lưu.
|
GIÁM ĐỐC (Ký và ghi rõ họ tên)
…….. |
Thông báo mời họp về việc bồi thường thiệt hại về tài sản | Tải biểu mẫu |
………
——– Số: ……… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————— ……., ……. |
THÔNG BÁO MỜI HỌP
(V/v: Yêu cầu bồi thường thiệt hại tài sản)
Kính gửi: Ông / bà
– Căn cứ quy định tại Bộ luật lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành về xử lý kỷ luật lao động;
– Căn cứ Nội quy lao động của ……… ;
– Căn cứ kết quả xác minh và hồ sơ vụ việc.
……… sẽ tiến hành Cuộc họp yêu cầu bồi thường thiệt hại tài sản đối với Ông / bà – Chức vụ:
Lý do: Ông / Bà có dấu hiệu gây thiệt hại đến tài sản của Doanh nghiệp. Cụ thể:
……..
Nội dung cuộc họp:
Xem xét yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản đối với Ông / bà – theo quy định của pháp luật.
Thành phần tham dự:
Đại diện Người sử dụng lao động: Ông / bà ……… – Giám đốc.
Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở: Ông / bà – Chủ tịch BCH công đoàn cơ sở.
Đương sự: Ông / bà
Những người được mời tham dự (dự kiến):
1
Các nhân chứng:
1
Thời gian: …….. ……..
Địa điểm: ……..
Nay công ty có Thư này thông báo và mời ông / bà có mặt đúng thời gian, địa điểm để tham dự cuộc họp yêu cầu bồi thường thiệt hại tài sản.
Lưu ý: Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, ông / bà có quyền mời luật sư tham dự cuộc họp để bào chữa cho mình. Trong trường hợp có mời luật sư, đề nghị ông / bà thông báo cho doanh nghiệp và báo luật sư làm thủ tục theo đúng quy định.
GIÁM ĐỐC (Ký và ghi rõ họ tên)
……… |
Hợp đồng trách nhiệm | Tải biểu mẫu |
HỢP ĐỒNG TRÁCH NHIỆM
Số: ……..
Hôm nay, …….. , tại …….., chúng tôi gồm:
Bên A: Người sử dụng lao động
Tên doanh nghiệp: ……..
Đia chỉ : …….., …….., …….., ……..
Điện thoại : …….. Fax: ……..
Đại diện theo ủy quyền: Ông/bà …….. Chức vụ: …….. Quốc tịch: ……..
Bên B: Người lao động
Ông / Bà: | …….. | Quốc tịch: …….. | |
Ngày sinh: | …….. | Tại : …….. | |
Nghề nghiệp: | …….. | Giới tính: …….. | |
Điạ chỉ thường trú: | …….., …….., …….., …….. | ||
Điạ chỉ cư trú: | …….., …….., …….., …….. | ||
Số CMND/CCCD: | …….. | Cấp ngày: …….. | Tại : …….. |
Thỏa thuận ký kết hợp đồng trách nhiệm và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:
Điều 1: Trách nhiệm của Bên A
– Cung cấp, trang bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị hoặc tài sản khác phục vụ cho quá trình lao động của Người lao động.
– Hướng dẫn, kiểm tra Bên B trong quá trình sử dụng các dụng cụ, thiết bị lao động.
– Tổ chức kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ các dụng cụ và thiết bị lao động, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.
– Có quyền yêu cầu Bên B bồi thường thiệt hại nếu phát hiện sai phạm theo quy định tại Điều 3 của Hợp đồng này.
– Tuân thủ đúng quy định của nội dung hợp đồng này và các quy định pháp luật liên quan khác.
Điều 2: Trách nhiệm của Bên B
– Sử dụng các dụng cụ, thiết bị hoặc tài sản khác của doanh nghiệp theo đúng quy định của Nội quy lao động và Hợp đồng này.
– Phối hợp với Bên A kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ các dụng cụ và thiết bị lao động, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.
– Bên B phải bồi thường thiệt hại cho Bên A nếu vi phạm các trường hợp quy định tại Điều 3 của hợp đồng này.
– Tuân thủ đúng quy định của nội dung hợp đồng này và các quy định pháp luật khác.
Điều 3: Bồi thường thiệt hại
1. Bên B phải bồi thường …….. tháng tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước khi gây thiệt hại bằng hình thức khấu trừ hằng tháng vào lương do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế không quá …….. tháng lương tối thiểu vùng áp dụng tại nơi người lao động làm việc do Chính phủ công bố.
2. Bên B phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Do sơ suất mà làm hư hỏng dụng cụ thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế từ 10 tháng lương tối thiểu vùng trở lên áp dụng tại nơi người lao động làm việc;
– Làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao;
– Tiêu hao vật tư quá định mức cho phép của người sử dụng lao động.
3. Bên B gây thiệt hại do cố ý, do vi phạm nhiều lần, làm mất dụng cụ, làm hư hỏng máy móc thiết bị hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép, cố ý thực hiện sai quy trình, gây thiệt hại nghiêm trọng thì phải bồi thường toàn bộ giá trị thiệt hại đã gây ra và xử lý kỷ luật theo quy định của Nội quy lao động.
4. Ngoài nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, bên vi phạm có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp có thể để khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm nhằm tránh và hạn chế các thiệt hại có thể xảy ra với bên còn lại. Mọi chi phí liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ này sẽ do bên vi phạm chịu trách nhiệm.
Điều 4: Khấu trừ tiền lương
1. Bên A chỉ được khấu trừ tiền lương của Bên B để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của Bên A.
2. Bên B có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.
3. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng …….. % tiền lương hằng tháng của Bên B sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập.
Điều 5: Điều khoản bất khả kháng
Trường hợp thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa hoặc do sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù Bên A đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì Bên B không phải bồi thường.
Điều 6: Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng trách nhiệm này chấm dứt trong các trường hợp sau:
1. Hết thời hạn hợp đồng lao động;
2. Một trong các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của Hợp đồng lao động hoặc quy định pháp luật;
3. Bên A phá sản hoặc giải thể theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
4. Chấm dứt do sự kiện bất khả kháng;
5. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
Điều 7: Tranh chấp và phương thức giải quyết tranh chấp
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi quyền lợi của nhau;
2. Bên B bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy không thỏa đáng thì có đơn khiếu nại với Bên A, với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo trình tự quy định tại Điều 201 của Bộ luật Lao động 2012.
3. Bên A phải hủy bỏ hoặc ban hành quyết định thay thế quyết định đã ban hành và thông báo đến Bên B trong phạm vi doanh nghiệp biết khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại kết luận khác với nội dung quyết định xử lý kỷ luật lao động hoặc quyết định tạm đình chỉ công việc hoặc quyết định bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất của Bên A.
4. Bên A phải khôi phục quyền và lợi ích của Bên B bị vi phạm do quyết định xử lý kỷ luật lao động hoặc quyết định tạm đình chỉ công việc hoặc quyết định bồi thường thiệt hại của Bên A. Trường hợp kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải trái pháp luật thì Bên A có nghĩa vụ thực hiện các quy định các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 42 của Bộ luật Lao động 2012.
Điều 8: Điều khoản chung
1. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày …….. và được thanh lý khi hai bên kết thúc quyền và nghĩa vụ.
2. Mọi sửa đổi, bổ sung bản hợp đồng này phải được lập thành văn bản có chữ ký của hai bên;
3. Hợp đồng gồm …….. trang và được lập thành …….. bản có giá trị như nhau (Bên A giữ …….. bản; Bên B giữ …….. bản ).
Đại diện Bên A
(Ký tên, đóng dấu)
…….. |
Bên B
(Ký tên, đóng dấu)
…….. |
Biên bản cuộc họp yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản | Tải biên bản |
……… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————- |
BIÊN BẢN CUỘC HỌP
Về việc yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản
Cuộc họp xem xét xử lý yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản đối với ông / bà bắt đầu lúc …………….
Tại: ……..
I. Thành phần dự họp gồm:
1. Người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động uỷ quyền.
Ông / Bà: ……… – Chức vụ: ……..
Theo uỷ quyền ngày ……..
2. Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành lâm thời trong đơn vị.
Ông / Bà: – Chức vụ: ……..
3. Đương sự:
Ông / Bà: – Chức vụ:
Đơn vị làm việc: ………
Công việc đang làm: ……..
4. Cha hoặc mẹ hoặc người đỡ đầu hợp pháp:
Ông / Bà: ……..
Mối quan hệ với đương sự: ……..
Nơi làm việc hoặc nơi thường trú: …….. , …….. , …….. , ……..
5. Người bào chữa cho đương sự:
Ông / Bà: …….. – Chức vụ: ……..
Đơn vị công tác: ……..
6. Người làm chứng:
……..
7. Người được người sử dụng lao động mời tham dự:
II. Nội dung:
1. Đương sự trình bày bản tường trình diễn biến sự việc:
……..
2. Người sử dụng lao động chứng minh lỗi của người lao động:
……..
3. Người làm chứng (nếu có) cần trình bày cụ thể những nội dung có liên quan đến sự việc xảy ra.
……..
4. Ý kiến người đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành lâm thời trong đơn vị, người bào chữa cho đương sự, đương sự:
……..
5. Kết luận cuối cùng của người sử dụng lao động:
……..
6. Bảo lưu ý kiến của các thành phần tham dự (nếu có)
7. Kết thúc cuộc họp vào lúc …….. ……..
Đương sự
(ký tên, ghi rõ họ, tên)
…….. |
Đại diện
Ban chấp hành Công đoàn (ký tên, ghi rõ họ, tên)
…….. |
Giám đốc
(ký tên, ghi rõ họ tên)
……… |