90. Xây dựng phương án sử dụng lao động

Dựa theo quy định của Bộ Luật lao động 2019, Dữ liệu pháp lý cung cấp các thông tin cần thiết về “Xây dựng phương án sử dụng lao động

1. Các trường hợp phải xây dựng phương án sử dụng lao động

– Theo khoản 3 Điều 42 Bộ Luật lao động 2019, trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

– Theo khoản 4 Điều 42 Bộ Luật lao động 2019, vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này.

– Theo khoản 1 Điều 43 Bộ Luật lao động 2019, trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này.

2. Nội dung phương án sử dụng lao động

Theo khoản 1 Điều 44 Bộ Luật lao động 2019, phương án sử dụng lao động có các nội dung chủ yếu sau đây:

Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;

Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu;

Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;

Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.

Theo khoản 2 Điều 44 Bộ Luật lao động 2019, khi xây dựng phương án sử dụng lao động người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động. Phương án sử dụng lao động phải được thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua.

3. Trợ cấp

Theo khoản 5 Điều 42, khoản 3 Điều 43 Bộ Luật lao động 2019, nếu không thể giải quyết việc làm cho người lao động vì lý do kinh tế hoặc thay đổi cơ cấu, công nghệ, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã dẫn đến phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này.

Kết luận: Người sử dụng lao động phải xây dựng phương án sử dụng lao động đối với các trường hợp nêu trên và quy định rõ các nội dung về số lượng, quyền và nghĩa vụ của người lao động, các biện pháp về tài chính, … được quy định tại Bộ Luật lao động 2019.

Trình tự thủ tục và biểu mẫu xem tại đây

Xây dựng phương án sử dụng lao động

Thủ tục Nội dung