29. Khắc phục hậu quả vụ cháy
Khắc phục hậu quả vụ cháy là trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Nội dung sẽ được Dữ Liệu Pháp Lý cụ thể qua Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật phòng cháy và chữa cháy, Nghị định 136/2020/NĐ-CP, Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
1. Khái niệm
Cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường. (Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001)
Khu vực chữa cháy là khu vực mà lực lượng chữa cháy triển khai các công việc chữa cháy. (Khoản 7 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001)
Chữa cháy bao gồm các công việc huy động, triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác có liên quan đến chữa cháy. (Khoản 8 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001)
2. Khắc phục hậu quả vụ cháy
Theo quy định tại Điều 40 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 thì:
– Khắc phục hậu quả vụ cháy gồm những việc sau đây:
+ Tổ chức cấp cứu ngay người bị nạn; cứu trợ, giúp đỡ người bị thiệt hại ổn định đời sống;
+ Thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường, trật tự an toàn xã hội;
+ Nhanh chóng phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có cơ sở bị cháy có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều 40 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001.
3. Hoàn trả và bồi thường
Việc hoàn trả và bồi thường thiệt hại phương tiện, tài sản được huy động để chữa cháy được quy định tại Điều 26 Nghị định 136/2020/NĐ-CP:
– Phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy phải được hoàn trả ngay sau khi kết thúc chữa cháy.
– Trường hợp phương tiện, tài sản được huy động mà bị tổn hao;
Nhà, công trình bị phá dỡ theo quy định tại các Điểm c, d Khoản 1 Điều 38 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001: “Cấm người và phương tiện không có nhiệm vụ qua lại khu vực chữa cháy; huy động người và phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để chữa cháy” và “Quyết định phá dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản trong tình thế cấp thiết để cứu người, ngăn chặn nguy cơ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng.” thì được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
4. Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến khắc phục hậu quả vụ cháy
Khoản 2 Điều 13 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 quy định các hành vi bị nghiêm cấm:
– Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy;
– Chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
5. Trách nhiệm khắc phục hậu quả
– Theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì người chỉ đạo chữa cháy là tổ chức và chỉ đạo các hoạt động bảo đảm chữa cháy an toàn, hiệu quả và khắc phục hậu quả vụ cháy.
– Theo điểm a khoản 3 Điều 35 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì Đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành khi được điều động tham gia tuyên truyền, mít tinh, diễu hành, hội thao về phòng cháy và chữa cháy, thực tập phương án chữa cháy; tham gia khắc phục nguy cơ phát sinh cháy, nổ; khắc phục hậu quả vụ cháy và những hoạt động phòng ch áy và chữa cháy khác phải có trách nhiệm thực hiện theo yêu cầu của người có thẩm quyền.
– Theo điểm d khoản 1 Điều 50 Nghị định 136/2002/NĐ-CP Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo về tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy.
– Theo điểm h khoản 1 Điều 52 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở địa phương và có nhiệm vụ chỉ đạo tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy.
– Theo điểm e khoản 2 Điều 52 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở địa phương và có nhiệm vụ chỉ đạo tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy.
6. Xử lý vi phạm quy định về khắc phục hậu quả vụ cháy
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 42 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về vi phạm quy định về công tác chữa cháy thì:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Cản trở hoạt động của lực lượng và phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
+ Không tham gia khắc phục hậu quả vụ cháy khi có yêu cầu của người có thẩm quyền;
+ Không bảo vệ hiện trường vụ cháy theo quy định;
+ Không bố trí đường giao thông, vị trí tiếp cận tòa nhà, công trình và các khoảng trống khác cho xe chữa cháy và các phương tiện chữa cháy cơ giới khác hoạt động theo quy định.
– Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 4 Điều 42 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Kết luận: Khắc phục hậu quả vụ cháy được thực hiện theo các quy định tại Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật phòng cháy và chữa cháy, Nghị định 136/2020/NĐ-CP, Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:
Khắc phục hậu quả vụ cháy
Thủ tục | Nội dung |
---|