31. Chữa cháy trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và nhà ở của thành viên các cơ quan này

Chữa cháy trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và nhà ở của thành viên các cơ quan này có những điểm đặc biệt so với chữa cháy ở những khu vực chữa cháy khác. Nội dung sẽ được Dữ Liệu Pháp Lý cụ thể qua Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị định 136/2020/NĐ-CP, Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

1. Khái niệm

Cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường. (Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001).

Chữa cháy bao gồm các công việc huy động, triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác có liên quan đến chữa cháy. (Khoản 8 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001).

2. Chữa cháy trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và nhà ở của thành viên các cơ quan này

2.1 Quy định chung

Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 thì:

– Khi xảy ra cháy tại trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và nhà ở của thành viên các cơ quan này thì những người có mặt trong đó có trách nhiệm nhanh chóng chữa cháy và chống cháy lan ra khu vực xung quanh.

– Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam có trách nhiệm nhanh chóng chống cháy lan bên ngoài trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và nhà ở của thành viên các cơ quan này.

– Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam khi vào trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và nhà ở của thành viên các cơ quan này để chữa cháy phải tuân theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

– Chính phủ quy định cụ thể việc chữa cháy đối với các đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 42 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001.

2.2 Quyền của lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam

Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Điều 42 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 thì:

– Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam chỉ được phép vào trụ sở của các cơ quan sau đây để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của các cơ quan đó:

+ Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao;

+ Trụ sở của cơ quan lãnh sự của những nước ký kết với Việt Nam hiệp định lãnh sự trong đó có quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của các cơ quan đó;

+ Trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc;

+ Trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên Chính phủ ngoài hệ thống Liên hợp quốc, các đoàn thể của tổ chức quốc tế, nếu trong điều ước ký kết giữa Việt Nam và các tổ chức này có quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của các cơ quan đó.

– Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được vào trụ sở cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế không quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định 136/2020/NĐ-CP để chữa cháy mà không cần có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của cơ quan.

– Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam chỉ được phép vào nhà ở của những người sau đây để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của những người đó:

+ Nhà ở của viên chức ngoại giao, thành viên gia đình của viên chức ngoại giao không phải là công dân Việt Nam; nhân viên hành chính, kỹ thuật và thành viên gia đình họ không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam;

+ Nhà ở của viên chức lãnh sự không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam; nếu trong hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và nước cử lãnh sự có quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của những người đó.

– Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được vào nhà ở của các thành viên các cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế không thuộc đối tượng được quy định tại Khoản 3 Điều 28 Nghị định 136/2020/NĐ-CP để chữa cháy mà không cần có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của các thành viên đó.

Kết luận: Chữa cháy trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và nhà ở của thành viên các cơ quan này được thực hiện theo các quy định tại Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật phòng cháy và chữa cháy, Nghị định 136/2020/NĐ-CP, Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:

Chữa cháy trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và nhà ở của thành viên các cơ quan này

Thủ tục Nội dung